Hướng dẫn lập dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
a) Mở bài
– Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, hèn nhát và dũng cảm là hai nét tính cách luôn song song tồn tại. Làm thế nào để chiến thắng được sự hèn nhát và rèn luyện được dũng khí, đó luôn là sự trăn trở trong suốt cuộc đời của mỗi người.
– Giới thiệu nhận định: Bàn về điều này, đã có nhận định “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”
b) Thân bài
* Giải thích ý kiến:
– Câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát, không dám đối mặt với mọi việc mà thường xuyên thường trực trạng thái tự ti, lo sợ.
– “Hèn nhát” được hiểu là trạng thái lo lắng, thiếu can đảm một cái thái quá, đáng khinh.
– “Dũng khí” lại là sức mạnh về mặt tinh thần trên mức bình thường, dũng khí có thể tạo sức mạnh giúp con người dám đối mặt với những tình huống bất bình thường, những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.
→ Câu nói “Sự hèn nhát …” một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.
– “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình”:
+ Khi hèn nhát không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin.
+ Không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh
+ Hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống
– “Dũng khí lại giúp họ được là chính mình”:
+ Dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện.
+ Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng
+ Dũng khí cũng mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái.
– Dũng khí là trạng thái tinh thần cần có ở mỗi con người, tuy nhiên cần phân biệt dũng khí với sự liều lĩnh, bất chấp.
* Bàn luận ý kiến:
Khẳng định thái độ sống được nêu ra trong câu nói là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý. Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lý lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
Đây là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc và đáng để suy ngẫm.
– Hậu quả của sự hèn nhát: khiến con người tự đánh mất mình:
+ Khi hèn nhát, con người sẽ không dám thể hiện năng lực cá nhân, từ đó sẽ mất đi nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống.
+ Người hèn nhát sẽ không dám bày tỏ ý kiến của cá nhân mà thường im lặng trong sự an toàn. Điều đó khiến con người dễ bị dụ dỗ, sa ngã hoặc tiếp tay cho cái xấu, cái ác.
+ Những người hèn nhát: không có ước mơ, khát vọng nên cuộc sống sẽ tẻ nhạt, tầm thường.
+ Sống hèn nhát sẽ khiến con người thiếu đi sức mạnh, bản lĩnh để đối mặt và vượt qua những chông gai, thử thách và dễ bị gục ngã, thất bại.
+ Người hèn nhát không dám đấu tranh, im lặng, làm ngơ trước cái xấu, cái ác chẳng khác nào tiếp tay cho cái xấu và cái ác.
– Vai trò, sức mạnh của dũng khí:
+ Giúp con người sống mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin.
+ Người có dũng khí sẽ chủ động đối diện với khó khăn, thử thách và luôn tìm được cách để chiến thắng hoàn cảnh, từ đó đạt đến thành công.
+ Dũng khí sẽ giúp cho con người có thể vượt qua những cám dỗ của cuộc sống để giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của bản thân, không bị tha hoá vì hoàn cảnh.
+ Giúp cho con người vươn đến những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống, thực hiện được ước mơ và khát vọng của bản thân.
+ Người dũng cảm dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự bất công để bảo vệ lẽ công bằng, lẽ phải trong cuộc sống, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động:
– Câu nói giống như một kim chỉ nam về tư tưởng và hành động, giúp cho mỗi người nhận thức được hậu quả của sự hèn nhát và vai trò của dũng khí trong việc khẳng định các nhân.
Từ đó, mỗi chúng ta sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm, sự mạnh mẽ để đối mặt và chiến thắng được những chông gai, thử thách trong cuộc sống.
– Liên hệ cá nhân: vai trò của câu nói với cá nhân của mỗi người.
c) Kết bài
“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” đã mang đến cho chúng ta bài học đúng đắn về quan điểm sống tích cực.
>>> Xem thêm: Nghị luận về Hạnh phúc là sự lựa chọn
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta có dũng khí, bởi lẽ: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”. Dũng khí là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Dũng khí của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Người có dũng khí là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Dũng khí mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được. dũng khí là một đức tính tốt đẹp, người dũng khí cũng là người có tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người dũng khí là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm những việc mà bản thân mình đặt ra không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu vì sợ thất bại. Lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này khó có được thành công trong cuộc sống và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy dũng khí của mình và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Cuộc sống của mỗi người là do chính bản thân chúng ta định đoạt. Chính vì thế, chúng ta không thể ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mãi được mà phải dũng cảm, tự mình làm chủ cuộc sống. Có thể thấy rằng, ý kiến: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” là hoàn toàn đúng đắn.
Hèn nhát là việc mỗi chúng ta không tự tin, không dám đối mặt với hiện thực cuộc sống, trước một vấn đề không dám bộc lộ quan điểm. Còn dũng khí là việc mỗi con người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đối mặt với khó khăn thử thách và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát. Bên cạnh đó, câu nói một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.
“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình” biểu hiện ở việc khi không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin. Chúng ta không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh. Ngoài ra, hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống. Ngược lại, dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện. Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng; mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn có những con người liều lĩnh, cố chấp, không biết lường trước lường sau mà gây ra đại họa. Lại có những người chưa có nhận thức và hướng đi cho bản thân, trau dồi bản thân mình để hoàn thiện hơn,… những người này sẽ không có được thành công và đạt được những gì bản thân mong muốn.
Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Hèn nhát và dũng khí là những trạng thái tâm lí tồn tại trong mỗi con người, trước những hoàn cảnh đặc biệt, con người có thể trở nên bị động, hèn nhát không dám đối mặt, khi ấy con người không chỉ đánh mất đi những cơ hội phát triển, hơn nữa còn đánh mất đi chính mình; cũng đứng trước những hoàn cảnh đó nếu như con người mạnh mẽ, đủ dũng khí đối mặt không chỉ dễ dàng vượt qua những thử thách mà còn phát hiện ra được những thế mạnh, sở trường của bản thân. Bàn về hèn nhát và dũng khí, có câu nói “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”
“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” là câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát, không dám đối mặt với mọi việc mà thường xuyên thường trực trạng thái tự ti, lo sợ.
Trước hết, “hèn nhát” được hiểu là trạng thái lo lắng, thiếu can đảm một cái thái quá, đáng khinh. “Dũng khí” lại là sức mạnh về mặt tinh thần trên mức bình thường, dũng khí có thể tạo sức mạnh giúp con người dám đối mặt với những tình huống bất bình thường, những trở lực, khó khăn, nguy hiểm. Câu nói “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.
Đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề, con người sẽ có cách đối mặt khác nhau, bên cạnh những người có đủ mạnh mẽ, đủ dũng khí để vượt qua thì cũng có những con người sợ hãi, bị động trước hoàn cảnh ấy thậm chí hèn nhát mà trốn tránh.
“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình”, khi hèn nhát không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin. Không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, từ đó không đủ nghị lực, không huy động được tối đa những năng lực của bản thân để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.
Hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống, khi đó con người không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác mà dễ dàng thỏa hiệp với chúng. Hèn nhát khiến chon người tự đánh mất đi những năng lực, những giá trị tốt đẹp của bản thân, đó cũng là khi con người tự đánh mất đi chính mình.
Nếu như hèn nhát khiến cho con người đánh mất đi chính mình thì dũng khí lại làm cho con người được là chính mình. Dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện. Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng, qua đó phát huy được những năng lực, sở trường của bản thân.
Dũng khí cũng mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, vào những giá trị của bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái, dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện, điều phải.
Dũng khí là trạng thái tinh thần cần có ở mỗi con người, tuy nhiên cần phân biệt dũng khí với sự liều lĩnh, bất chấp. Sống là chính mình, tự tin vào bản thân không có nghĩa là đề cao chủ nghĩa cá nhân một cách cực đoan. Trong cuộc sống cũng như công việc, để đạt được những thành công như mong muôn, con người không chỉ phát huy được cá tính của bản thân mà cần tôn trọng người khác, cần biết hợp tác để cùng tạo ra thành quả.
Dám sống là chính mình không chỉ làm nên bản lĩnh sống mạnh mẽ mà còn làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá trình phát triển. “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” đã mang đến cho chúng ta bài học đúng đắn về quan điểm sống tích cực, đồng thời có ý thức loại trừ những tiêu cực do lối sống hèn nhát gây nên để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
—/—
Như vậy, THPT Trịnh Hoài Đức đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Nghị luận xã hội về câu nói: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 12, Ngữ Văn 12