Câu hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt
Trả lời
– Âm nhạc:
+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đảo…Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm: Lễ Tịch điền, Hồi thề Minh Thệ,…đã trở thành truyền thống chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
– Kiến trúc
+ Phát triển mạnh dưới thời Lý Trần.
+ Cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi từ thời Lê sơ,
+ Nhiều công trình tiêu biểu là Hoàng Thành Thăng Long, thành nhà Hồ,…Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,….
– Điêu khắc:
+ Điêu khắc trên đá, gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những nét đẹp trong nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.
+ Điêu khắc gỗ phát triển, các bực chạm gỗ ở đình làng, tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại. Nghệ thuật tạc tượng đạt trình độ điêu luyện.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt
Thành tựu Văn học của nền văn minh Đại Việt
Có thể nói hầu hết thơ phú đương thời (chủ yếu từ thế kỉ XV trở về trước đều thấm đượm sâu sắc tình cảm yêu nước và toát lên một niềm tự hào dân tộc chân chính. Đáng lưu ý nhất là bài thơ thần Nam Quốc sơn Hà … của L?ý Thường Kiệt, chiếu đời đô của Lý Công Uẩn, Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh, Phú núi Chí Linh và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi …. Những thơ phú đương thời còn là đỉnh cao về hình thức nghệ thuật thanh thoát, trang nhã, khôi kì, hùng vĩ, hào phóng và cao siêu ” không thua kém gì Đỗ Phủ, Lý Bạch thời thịnh Đường”.
Những tập thơ ức trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của hội Tao Đàn ở thế kỉ XV là sự tiếp nối và nâng cao của thời văn thời trước.
Mặt khác bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Đó là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phu, Mạc Đĩnh Chi với Ngọc tỉnh liên phú, Huyền Quang với Vinh hoa yên tử phú, Nguyễn Thuyên với Phi sa tập. Ngoài ra còn có các tác giả văn Nôm khác như Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly v.v… Đặc biệt bộ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ bằng chữ Nôm và bộ Thơ Quốc âm của Lê Thánh Tông còn được lưu truyền ngày nay.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10