Câu hỏi: Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm – pa
Trả lời
– Cư dân Chăm – pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải. Ở những thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm đã trồng được những loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.
– Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, thủy tinh,…
– Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại có vị trị quan trọng trên đường mậu dịch biển quốc tế.
– Người Chăm sống trong những ngôi nhà được xây bằng gỗ hoặc gạch nung.
– Trang phục chính của phụ nữ Chăm là mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn. Đàn ông thì có quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa
Lễ hội hội của Chăm Pa
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, văn hóa Chăm pa còn nổi tiếng với các lễ hội nổi tiếng như lễ hội cầu mưa, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, lễ hội Roya Phik Trok, lễ hội tháp Bà Po Nagar, lễ mở cửa tháp Chăm…trong đó lễ hội quan trọng và gây ấn tượng cho thực khách nhất là lễ hội Kate. Lễ hội tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch). Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian thời Chăm. Nghi thức hành lễ đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm bắt đầu mở hội.
Lễ hội Katê được tổ chức theo quy mô nhỏ tiến hành ở từng làng, một ngày sau đó là lễ hội từng gia đình một. Các thành viên từng gia đình cùng quây quần đoàn tụ, có một người chủ tế. Thường được chọn là người chủ hộ, lớn tuổi, hay trưởng dòng tộc. Họ cầu mong cho gia đình được bình an, con cháu trong nhà làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình gần gũi, đoàn kết, là dịp để vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10