• Trang chủ
  • Lớp 10
  • Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia? – Văn mẫu 10 hay nhất
storage/uploads/neu-nhan-xet-khai-quat-ve-lien-ket-va-mach-lac-trong-van-ban-hien-tai-la-nguyen-khi-cua-quoc-gia_1

Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia? – Văn mẫu 10 hay nhất

Câu hỏi: Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

Trả lời

Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản: 

– Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.

– Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,… 

* Liên kết trong văn bản

– Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

– Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp

* Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản

Phép lặp

Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.

Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…

Các phương tiện dùng trong phép lặp là:

+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm

+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ

+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp

Phép thế

Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.

Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.

Phép nghịch đối

Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:

+ Từ trái nghĩa

+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)

+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)

+ Từ ngữ dùng ước lệ

Phép nối

Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 86

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết