• Trang chủ
  • Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm – pa cổ đại
storage/uploads/neu-mo-hinh-to-chuc-bo-may-nha-nuoc-cham-pa-co-dai_1

Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm – pa cổ đại

Câu hỏi: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm – pa cổ đại

Trả lời

– Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối

– Dưới vui là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ).

– Ở cấp độ địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu – huyện – làng. 

– Bộ máy nhà nước Chăm pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông. 

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa

Sự ra đời của nhà nước Chăm Pa

Vào cuối thế kỷ I TCN, vùng đất Bình, Trị, Thiên, Nam – Ngãi ngày nay nằm dưới chế độ thống trị của nhà Hán và là một phần của quận Nhật Nam, mang tên Tượng Lâm. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 SCN đã ảnh hưởng to lớn đến nhân dân Tượng Lâm và biến thành một định hướng cho cuộc đấu tranh giành tự do của họ. Năm 100 SCN hàng ngàn nhân dân Tượng Lâm nổi dậy “đốt phá chùa công và dinh thự” của bọn quan lại đô hộ. Không lâu sau, năm 137, nhân dân Tượng Lâm lại nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (vốn là danh từ chung chỉ vị tù trưởng hay vua). Thứ sử Giao Chỉ đem quân Cửu Chân và Giao Chỉ đi đánh nhưng quân sĩ địa phương đã quay giáo chống lại bộ đo hộ. Chính quyền nhà Hán rất lúng túng, lực lượng của chúng ở Nhật Nam không đàn áp nổi nghĩa quân. Các thứ sử Giao Chỉ, thái thú Cửu Chân bị gọi về nước và thay bằng những tên khác quỷ quyệt và nhiều kinh nghiệm hơn. 

Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm - pa cổ đại

Bọn này đã dùng của cải mua chuộc các tù trưởng, dùng mưu mẹo lừa phỉnh họ và cuối cùng dẹp yên được cuộc nổi dậy. Có lẽ, trong những năm sau đó, để có được một lực lượng đông đảo hơn, hai bộ lạc Cau và Dừa đã hoà hợp, liên kết nhau lại. Cuộc đấu tranh chống đô hộ Hán lại được tiếp tục. Vào cuối thế kỷ II, nhân triều Hán suy sụp, nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân liên tục nổi dậy đấu tranh, các tù trưởng Tượng Lâm lại kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Vào khoảng năm 190 – 192, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Tượng Lâm trở thành một nước độc lập mà sử Trung Quốc xưa gọi là nước Lâm ấp. Nhà nước ra đời. Vị vua đầu tiên là Xơri Mara. Tấm bia ở Võ Cạnh (Nha Trang) dựng vào cuối thế kỷ II cũng ghi lại tên vị vua đầu tiên đó.

Nhà nước Lâm ấp ra đời đánh dấu một sự biến chuyển lớn của xã hội Tượng Lâm, mở đầu thời đại văn minh.

Sau nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, theo ghi chép của bi kí địa phương vào cuối thế kỷ VI, một vương triều mới được thành lập. Vương triều Gangaragia, chính thức gọi tên nước là Champa. Champa là tên một bông hoa trắng thơm, tên khoa học là Michelia Champacca, vốn được một số tộc người ở ấn Độ đặt tên cho tiểu quốc của mình. Cư dân Champa từ đây được gọi chung là người Chăm (hay người Chiêm Thành).

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết