• Trang chủ
  • Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất
storage/uploads/neu-dan-chung-ve-vai-tro-cua-khi-quyen-doi-voi-su-song-tren-trai-dat_1

Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất

Câu hỏi: Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

Trả lời

– Dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất:

+ Tầng đối lưu: Cung cấp ôxy và duy trì sự sống của sinh vật, con người, chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước. Là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa; hấp thụ 1 phần bức xạ mặt trời giúp đỡ nóng vào ban ngày, đỡ lạnh vào ban đêm, …

+ Tầng bình lưu: hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống của con người và sinh vật nhờ có lớp ôdôn.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất – Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu về Khí quyển và sự hình thành sự sống trên Trái Đất

Khí quyển là một lớp khí có thể bao bọc xung quanh một thiên thể có khối lượng đủ lớn, và nó được giữ lại bởi trọng lực của thiên thể đó. Khí quyển có thể được giữ trong thời gian dài hơn nếu trọng lực lớn và nhiệt độ khí quyển thấp. Một số hành tinh được cấu thành chủ yếu là các loại khí khác nhau, nhưng chỉ có lớp ngoài cùng là khí quyển (xem hành tinh khí khổng lồ).

Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất

Các nhà khoa học không biết chắc cách đây hàng tỷ năm những điều kiện trên trái đất là thế nào. Họ đưa ra nhiều giả thiết về nơi sự sống bắt đầu. Có người nói sự sống bắt đầu trong một núi lửa, có người nói dưới đáy đại dương. Cũng có người cho rằng những nguyên tố cần thiết cho sự sống đã hình thành ở ngoài vũ trụ, và đến trái đất theo các thiên thạch. Tuy nhiên, những giả thiết này vẫn không giải đáp được câu hỏi “Nguồn gốc sự sống là gì?”, mà chỉ đẩy vấn đề từ trái đất ra ngoài không gian, ngày càng xa khỏi tầm với.

 Các nhà khoa học đưa ra giả thiết là một loại phân tử đã tồn tại trước khi có vật liệu di truyền mà chúng ta biết ngày nay. Họ cho rằng những phân tử này có khả năng hình thành ngẫu nhiên từ chất vô sinh và có thể tự nhân bản. Tuy nhiên, khoa học không tìm được bằng chứng nào cho thấy các phân tử này từng tồn tại, và cũng không thể tạo ra chúng trong phòng thí nghiệm.

 Các loài sinh vật có cách lưu trữ và xử lý thông tin rất độc đáo. Các tế bào chuyển tải, giải mã và làm theo thông tin trong mã di truyền của chúng. Một số nhà khoa học ví mã di truyền này như phần mềm của máy vi tính và cấu trúc hóa học của tế bào như phần cứng. Tuy nhiên, thuyết tiến hóa không thể giải thích được thông tin trong mã di truyền đến từ đâu.

 Tế bào hoạt động là nhờ phân tử protein. Để hình thành một phân tử protein, hàng trăm a-xít a-min phải ghép lại thành một chuỗi theo trình tự nhất định. Hơn nữa, phân tử protein phải xoắn lại theo một cấu trúc ba chiều nhất định để thực hiện chức năng. Vì thế, một số nhà khoa học kết luận rằng xác suất một phân tử protein hình thành ngẫu nhiên là cực kỳ thấp. Nhà vật lý Paul Davies viết: “Một tế bào có hàng ngàn protein khác nhau, nên thật vô lý nếu cho rằng các tế bào xuất hiện cách ngẫu nhiên”.

Sau nhiều cuộc nghiên cứu trong hầu hết lĩnh vực khoa học suốt hàng thập niên, sự thật vẫn không thay đổi: Sự sống chỉ bắt nguồn từ sự sống trước đó.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết