• Trang chủ
  • Lớp 10
  • Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến. – Văn mẫu 10 hay nhất
storage/uploads/neu-cac-dac-diem-cua-tuong-do-duoc-the-hien-qua-van-ban-huyen-tria-de-hau-thay-ngheu-mac-lom-thi-hen_1

Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến. – Văn mẫu 10 hay nhất

Câu hỏi: Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.

Lời giải:

Đặc điểm:

– Đề tài: phê phán một vấn đề trong tình huống thường nhật mà chúng ta đều thấy.

– Nhân vật: các nhân vật có lai lịch rõ ràng, tính cách không thay đổi.

– Lời thoại: đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

– Cốt truyện: được dựng từ trích truyện “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.

Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.

>>> Xem trọn bộ: Bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến  SGK 10 trang 139 – Văn Chân trời sáng tạo

Phân biệt tuồng và tuồng đồ

1. Tuồng

Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Ðến cuối thế kỷ 18, Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. Trong thế kỷ 19, Tuồng đã có một giai đoạn phát triển cực thịnh trong lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật này.

2. Tuồng đồ

Hiểu một cách nôm na, tuồng thầy có nội dung, thể tài về đạo thờ vua, giúp nước, quốc sự trong triều, ngôn ngữ trau chuốt điêu luyện…; trong khi đó, tuồng đồ lấy cảm hứng từ cuộc sống hằng ngày, thiên về cái hài chứ không bi hùng như tuồng thầy, cách ăn nói mộc mạc, bình dân, chỉ lưu hành trong dân gian, không “có cửa” chen vào chốn cung đình đạo mạo… 

Trong khái niệm tuồng đồ, có người cho rằng “đồ” có nghĩa là vẽ, là mạc theo nét có sẵn. Ngày xưa các thầy chữ Hán thường viết chữ mẫu trên giấy riêng, để cho học trò phủ giấy mỏng lên, rồi nhìn những nét của chữ mẫu hiện ra mà mạc lại. Như thế gọi là thầy dạy, trò đồ. “Đồ” cũng có nghĩa là phỏng đoán (tôi đồ rằng ngày mai anh sẽ đến). Hya tóm lại: “Tuồng đồ” có nghĩa là loại vở dựa theo con đường đã vạch sẵn của người xưa mà sáng tác ra” 

Tuồng đồ ngôn ngữ mộc mạc, bình dân, lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống đời thường. Do đó, có người coi tuồng đồ như một dạng kịch nói dân tộc. Đến nay có những vở tuồng đồ tiêu biểu đã trở nên quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức của những người mộ tuồng như “Nghêu Sò Ốc Hến”, “Trương Đồ Nhục”, “Trương Ngáo đúc chuông”, “Giáp Kén Xã Nhộng” …

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết