• Trang chủ
  • Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?
storage/uploads/net-noi-bat-ve-chinh-tri-cua-quoc-gia-dai-viet-la-gi_1

Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?

Câu hỏi: Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?

Trả lời

– Quốc gia Đại Việt là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trong đó vua có vị trí và quyền lực tối cao. 

– Từ thế kỉ XI, thể chế nhà nước quân chủ Đại Việt ngày càng được hoàn thiện, đạt đỉnh cao nhất là vào thế kỉ XV. 

– Trong quá trình chống giặc ngoại xâm, nhà nước Đại Việt đã lập nên nhiều chiến tích vang dội.

– Từ thời Tiền Lê đã có luật pháp. Nhà Lý có bộ luật Hình thư. Nhà Trần có Hoàng triều đại điển và bộ Hình luật. Thời Lê Sơ có ban hành Luật Hồng Đức. Nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Thành tựu chính trị về Luật pháp của nền văn minh Đại Việt

Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài gần một thiên niên kỉ, từ năm 905 đến năm 1858. Thời gian dài đó, nhân dân Đại Việt đã xây dựng được cho mình một nền văn minh rực rỡ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, cũng như văn hoá nghệ thuật

Sự nghiệp tư tưởng của họ Khúc (905 – 930) và tiếp đó là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã đưa Đại Việt vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập. Mở đầu là nhà Ngô (năm 939). Ngô Quyền không xưng là Tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô Vương và đóng đô ở Cổ Loa. năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, xây dựng quốc gia, củng cố chính quyền. Năm 981, Lê Hoàn thừa kế quốc gia của nhà Đinh Lập ra nhà Tiền Lê. Nhà nước Đại Việt được thống nhất, được xây dựng chủ yếu từ thời Đinh, Tiền Lê. Trải qua các triều đại Lý, Trần càng được hoàn thiện và đến những năm 70 của thế kỉ XV (thời Lê Thánh Tông) thì đạt đến mức hoàn chỉnh và ổn định.

Song thời Lê Mạt, về cơ bản bộ máy nhà nước không có gì thay đổi lớn, và sau này đến thời Nguyên có ảnh hưởng ít nhiều cách tổ chức của nhà Thanh và ảnh hưởng của Phương Tây.

Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?

Thời kì đầu tiền của quốc gia độc lập Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa có luật nên nhà nước thường xử tội theo ý vua, cho đến thời Tiền Lê, Pháp luật vẫn còn tuỳ tiện “Quan lại tả, hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 – 50 roi, truất xuống làm tên gác cổng, ” Khi hết giận lại cho gọi về làm chức cũ”.

Năm 1002 Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ.

Năm 1003, những người làm phản bị tội chém bên đầu. Tuy nhiên đó mới chỉ là những quy chế đầu tiên của nhà nước trung ương để quản lí đất nước.

Thời Lí hoạt động lập pháp của nhà nước bắt đầu phát triển. Năm 1040 Lý Thái Tông xuống chiếu từ nay về sau phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng thì giao cho Thái tử xét xử trước khi trình lên vua hết án. Năm 1042 Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh sửa định luật lệ châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành loại, biên rõ điều mục làm thành quyền Hình thư. Hình thư gồm 3 quyền – Đó là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, xuất hiện từ nhu cầu bảo vệ trị an của đất nước cũng như bộ máy nhà nước của giai cấp cầm quyền: Luật ra đời đã đánh dấu một bước tiến của nền văn minh Đại Việt. 

Đến đời Trần hoạt động lập pháp được tăng cường hơn nữa. Năm 1230, Trần Thái Tông cho soạn Quốc triều hình luật. Năm 1244 nhà vua cho định lại hình luật một lần nữa. Luật pháp của nhà Trần về nội dung và đặc điểm cũng giống pháp luật của nhà Lý nhằm bảo vệ nền thống trị và quyền quyền lợi kinh tế của vua quan, quý tộc, duy trì và củng cố quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền, đặc biệt là của nhà vua. Nhưng phải đến năm 1483 với sự ra đời của bộ Luật Hồng Đức, luật pháp mới thực sự trở thành một hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ trật tự an ninh xã hội, tránh mọi hành vi tuỳ tiện và cụ bộ địa phương. Quyền thống trị nhà nước được bảo vệ, song người dân lao động tự do cũng nhiều được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Luật Hồng đức không chỉ phản ánh những lợi ích của tầng lớp thống trị mà còn phản ánh thực tế phong hoá của xã hội Đại Việt đương thời, những quan hệ xã hội được luật pháp hoá: Vua = tôi, quan = dân, cha mẹ – con cái, vợ – chồng, anh – em, chủ – tớ, quan hệ ruộng đất, quan hệ tài sản, quan hệ dân tộc .v.v….

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết