Môn Địa lí giúp người học nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống và liên quan đến rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Vậy môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do: Nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.
A. Nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.
B. Ra đời từ rất sớm.
C. Là môn học độc lập.
D. Vai trò quan trọng của môn Địa lí.
Đáp án đúng là: A. Nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.
Môn Địa lí được ví như “một chiếc vé xuyên không miễn phí” vì bạn chẳng cần mất công sức hay chi phí di chuyển mà vẫn có hiểu biết nhất định về nhiều nơi trên trái đất. Chương trình môn Địa lí giúp người học nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống. Vậy môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do: Nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.
+ Về nội dung, chương trình môn Địa lí giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản.
+ Chương trình được thiết kế theo ba mạch: đại cương, thế giới, Việt Nam , gồm kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội; mỗi mạch nội dung đều được bố trí từ lớp 10 đến lớp 12.
+ Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
+ Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
1. Giáo viên dạy địa lý
2. Nhà nghiên cứu địa lý – địa chất.
3. Công tác quy hoạch môi trường phân vùng kinh tế
4. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
>>> Tham khảo: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết môn Địa lí có vai trò như thế nào đối với đời sống. Nêu một số ví dụ chứng minh
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức