Câu trả lời chính xác nhất: Sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Để hiểu rõ hơn về hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây
Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo. Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là: điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí. Góc giữa điểm cận nhật và điểm xuân phân hiện nay khoảng 77° (mỗi năm góc này giảm khoảng 1’02”). Quan sát từ Trái Đất, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ – một ngày Mặt Trời – để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 3 giờ 33 phút.
a. Các mùa trong năm
– Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:
* Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
* Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)
b. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và vĩ độ
– Nguyên nhân: Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
* Theo mùa:
– Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ:
+ Từ 21/3 đến 23/9: ngày dài hơn đêm.
+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông:
+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
– Ở Nam bán cầu thì ngược lại.
* Theo vĩ độ:
– Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
– Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
– Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
– Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm
——————————-
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng các bạn Lập sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức