• Trang chủ
  • Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa
storage/uploads/lap-bang-thong-ke-cac-thanh-tuu-tieu-bieu-cua-van-minh-cham-pa_1

Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa

Câu hỏi: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa

Trả lời

Lĩnh vực

Thành tựu

Sự ra đời nhà nước

– Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đầu năm 192, nhân dân đã nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa).

– Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông cổ đại

Kinh tế

– Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công.

– Giỏi buôn bán bằng đường biển, nhiều cảng thị ra đời

Chữ viết

– Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. 

– Hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay.

– Chữ Chăm cổ được coi là chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á. 

Đời sống vật chất

– Người Chăm ở trong những ngôi nhà được xây bằng gỗ hoặc gạch nung.

– Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

Đời sống tinh thần

– Văn học Chăm-pa rất phong phú, đa dạng về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,…

– Tôn giáo nổi bật như:  Phật giáo, Hồi giáo…

– Tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

– Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp.

– Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa

Tìm hiểu về nền kinh tế và làng nghề truyền thống văn minh Chăm Pa

* Kinh tế

Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chăm Pa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. 

Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm - pa

Vương quốc Chăm Pa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm. 

* Làng nghề truyền thống

Văn hóa Chăm pa còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Xưa kia người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải, đóng xe trâu, thuyền, nghề kim hoàn… Hiện nay đa phần đã thất truyền, chỉ còn gốm và thổ cẩm là còn truyền bá, phát triển. Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp là 2 làng nghề nằm trong danh sách bảo tồn và phát triển và cũng là địa điểm du lịch văn hóa của người dân Chăm Pa. Hiện nay, Bầu Trúc là địa điểm du lịch văn hóa dân tộc Chăm của tỉnh Ninh Thuận, đã được đầu tư khá lớn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết