Câu hỏi: Kể tên một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất. Trình bày nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió mùa.
Trả lời
– Trên Trái Đất có một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến là: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a và một số khu vực vĩ độ trung bình như Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ.
– Nguyên nhân hình thành chế dộ gió mùa: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
– Đặc điểm chế độ gió mùa:
+ Thổi theo mùa.
+ Gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ 2 mùa trong năm gió thổi ngược chiều nhau.
+ Gió mùa thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn vào mùa hạ, gió mùa thường lạnh và khô vào mùa đông.
Tìm hiểu thêm về gió mùa
Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp Giản (Nam Á) do đại dương nhiều nên hình thành khí áp thấp. Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, đem theo không khí mát mẻ, nhiều hơi ẩm và mưa lớn.
Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền từ hướng tây nam nên còn gọi là gió mùa Tây Nam, hay gió mùa mùa hè. Mùa đông, gió chuyển hướng từ đất liền thổi ra biển, vào nước ta từ hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.
Do gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào đất liền, mang theo nhiều hơi nước nên tạo ra khí hậu nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa. Khu vực càng gần biển thì mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa ít hơn. Mùa mưa bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào sâu trong đất liền, kết thúc mùa mưa bắt đầu từ trong đất liền rồi mới đến vùng ven biển.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức