Câu hỏi: Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp. Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp?
Lời giải:
– Các cây lương thực chính: lúa gạo, lúa mì, ngô.
– Một số cây công nghiệp: mía, củ cải đường, đậu tương, cà phê, cao su, chè,…
– Phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp:
+ Lúa gạo: Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan,…
=> Do Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ. Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa.
+ Lúa mì: Miền ôn đới và cận nhiệt. Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Nga,…
=> Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.
+ Ngô: Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. Các nước trồng nhiều: Hoa kì, Trung Quốc, Bra-xin,…
=> Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
+ Mía: Miền nhiệt đới. Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a,…
=> Nền nhiệt, ẩm cao. Đất phù sa màu mỡ.
– Củ cải đường: – Miền ôn đới và cận nhiệt. Các nước trồng nhiều: Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, U-crai-na, Ba Lan,…
=> Có nhiều đất đen, đất phù sa.
– Đậu tương: – Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Các nước trồng nhiều: Hoa kì, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Trung Quốc,…
=> Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước.
– Cà phê: Miền nhiệt đới. Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam,…
=> Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi.
– Chè: – Miền cận nhiệt. Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Xri Lan-ca, Việt Nam,…
=> Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua.
– Cao su: – Vùng nhiệt đới ẩm. Vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi…
=> Có diện tích đất badan lớn.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
Những loại cây lương thực chính của thế giới
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới.
Lúa nước:
Lúa nước là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Theo dự báo của FAO, sản lượng lúa ước tính cho năm nay sẽ đạt 668 triệu tấn thóc, tương đương 446 triệu tấn gạo, nhưng đó sẽ là sản lượng cao thứ hai kể từ năm 2000, chỉ kém sản lượng kỷ lục của năm 2008.
Ngô:
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Sản lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hàng năm từ 696,2 đến 723,3 triệu tấn (năm 2005-2007). Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô và 59,38% do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn. Trong đó, Mỹ xuất khẩu 64,41 % tổng sản lượng và các nước khác chiếm 35,59 %
Khoai tây:
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Khoai tây có nguồn gốc từ Peru, trong nghiên cứu được David Spooner xuất bản năm 2005 thì quê hương của cây khoai tây là một khu vực phía nam Peru. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ trên khắp thế giới.
Lúa mì:
Lúa mì hay tiểu mạch là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v… cũng như được lên men để sản xuất bia, rượu, hay nhiên liệu sinh học. Theo dự báo của Hãng phân tích ở Đức, F.O.Licht, sản lượng lúa mì thế giới vụ 2009/10 lên 659 triệu tấn, do khả năng một số nước sẽ được mùa. Con số mới này cao hơn 2% so với dự báo hồi tháng 8, mặc dù vẫn thấp hơn mức 684,5 triệu tấn sản xuất trong vụ 2008/09.
Sắn:
Sắn là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2-3m, đường kính tán 50-100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức