Câu trả lời chính xác nhất: Hiện tượng đứt gãy các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng,…
Ví dụ: Các hồ dài ở Đông Phi, thung lũng sông Hồng,…
– Nguyên nhân của hiện tượng đứt gãy: do sự vận động theo phương nằm ngang, những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang tạo nên hiện tượng đứt gãy.
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng đứt gãy, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây
Đứt gãy (còn gọi là biến vị, đoạn tầng hoặc phay) là một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất.
Đứt gãy chia làm nhiều loại: Đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch, đứt gãy ngang… Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định. Với ngành địa chất thủy văn đứt gãy là một trong những dấu hiệu quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn nước. Đứt gãy đi đôi với những đới cà nát/đới dập vỡ hình thành do sự phá hủy của hoạt động đứt gãy (đứt gãy làm đá hai bên cánh của đứt gãy dịch chuyển hai bên của mặt trượt làm cho đá bị phá hủy). Các đới dập vỡ này là yếu tố quan trọng trong công tác tìm kiếm thăm dò nguồn nước ngầm. Tại các vùng có đá móng là đá vôi thì việc nghiên cứu các đứt gãy là việc làm đầu tiên mà các nhà địa chất thủy văn để ý, tại những nơi có đứt gãy sẽ hình thành các đới dập vỡ mà đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành các hang động và cactơ (karst). Tại những vùng đá vôi công tác tìm kiếm thăm dò nước gắn liền với việc nghiên cứu các hang động, cactơ. Ở những vùng này nước tập trung chủ yếu tại những hang động và cactơ như đã nói ở trên. Tuy nhiên trong ngành địa chất công trình thì đứt gãy hoàn toàn không có một chút lợi nào mà hoàn toàn có hại—các đứt gãy có thể làm phá hoại các công trình. Đối với ngành tìm kiếm khoáng sản thì các đới đứt gãy lại là nơi có thể tìm thấy những khoáng vật nhiệt dịch tại vì khi đứt gãy sẽ tạo ra nhiều khe hở và các dung dịch nhiệt dịch sẽ xâm nhập vào đó để hình thành lên các kim loại khoáng sản có nguồn gốc nhiệt dịch như vàng, bạc.
Nguyên nhân của hiện tượng đứt gãy: do sự vận động theo phương nằm ngang, những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang tạo nên hiện tượng đứt gãy.
Hiện tượng uốn nếp | Hiện tượng đứt gãy | |
Khái niệm | Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ. | Hiện tượng đứt gãy các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng,… |
Nguyên nhân | Các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng, do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang. | Nguyên nhân của hiện tượng đứt gãy: do sự vận động theo phương nằm ngang, những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang tạo nên hiện tượng đứt gãy. |
Biểu hiện | Xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích. | Xảy ra ở vùng đá cứng. |
Kết quả | Kết quả là miền núi uốn nếp. | Kết quả tạo ra các địa hào, địa lũy, hẻm vực, thung lũng |
——————————
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng các bạn tìm hiểu Hiện tượng đứt gãy diễn ra như thế nào. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức