• Trang chủ
  • Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương
storage/uploads/hay-trinh-bay-tinh-hinh-phat-trien-va-phan-bo-nganh-ngoai-thuong_1

Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương

Câu hỏi: Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương.

Trả lời

– Tình hình phát triển ngành ngoại thương:

+ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0% GDP toàn cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3% GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.

– Phân bố ngành ngoại thương:

+ Các khu vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,…

+ Các quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…

>>> Xem trọn bộ: Soạn Địa 10 Bài 28 Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Tìm hiểu về ngoại thương và vai trò của ngoại thương

Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương

Ngoại thương là gì?

Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá.

Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế.

Như vậy, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.

Vai trò của ngoại thương

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoại thương giúp gia tăng năng lực lao động sản xuất bằng phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, nhà nước chú trọng đào tạo nhân lực lao động. Hoạt động xuất nhập khẩu giao lưu quốc tế được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng.  

Cải thiện hiệu quả nền kinh tế mở thông qua hoạt động nâng cao cán cân thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp điều tiết tỷ giá dẫn đến nền kinh tế ngày càng ổn định giúp tình hình lạm phát được kiểm soát nên nhiều chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại quốc tế ra đời.

Nâng cao mức sống cho lao động, tầng lớp dân cư, tăng thu nhập, giải quyết nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là khó khăn lớn đối với nền kinh tế và phần nào ổn định xã hội, đời sống người dân.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết