Câu hỏi: Hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và cơ cấu dân số theo lao động?
Lời giải:
– Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:
+ Phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư (tỉ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,…).
+ Thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của 1 khu vực, quốc gia.
– Cơ cấu dân số theo lao động:
+ Biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.
+ Phân chia: 2 nhóm (dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế) hoặc số lao động trong 3 khu vực kinh tế
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới
Thông tin cần biết về Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Khái niệm: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
– Có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
– Phân loại: có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 – 59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
– Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
– Tác động của cơ cấu dân số theo giới:
+ Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
Thuận lợi: Lao động dồi dào.
Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
+ Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
– Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số( hay tháp tuổi).
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức