• Trang chủ
  • Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam?
storage/uploads/hay-tim-hieu-ve-nguon-goc-hinh-thanh-va-vung-phan-bo-cua-da-voi-o-viet-nam_1

Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam?

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam?

Lời giải:

Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam?

– Nguồn gốc hình thành: Đá vôi được hình thành do nước biển chứa nhiều kết tủa CaCO3 hoặc từ vỏ xương, xác các động vật biển trong môi trường biển nông và ấm. Đá vôi nằm chủ yếu dưới đáy điểm sau đó những vận động địa chất khiến các lớp đá nâng lên nén ép, uốn lượn

– Vùng phân bố tập trung chủ yếu ở miền Bắc nước ta.

+ Những tỉnh có diện tích đá vôi chiếm tới 50% diện tích toàn tỉnh: Hòa Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%).

+ Nhiều thị xã, trị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi: Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu Sơn La (Sơn La), Tùa Chùa, Tâm Đường (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang),…

Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam

Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam?

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Mời bạn đọc tham khảo thêm kiến thức về Đá vôi

1. Đá vôi là đá gì?
Thực tế đá vôi là loại đá trầm tích, gồm các khoáng vật canxit và các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat.
Nó còn được gọi là calcium carbonate là một trong những vật liệu hữu ích và linh hoạt đối với con người. Đá vôi rất phổ biến và được tìm thấy trên thế giới trong trầm tích, đá biến chất và đá lửa.
Trên thực tế, loại đá này ít khi ở dạng tinh khiết mà thường sẽ lẫn với các tạp chất như đá phiến silic, đá macma, silica, đất sét, bùn, cát… 
Đá vôi có màu sắc đa dạng từ trắng đến màu tro, xanh nhạt và cả màu hồng sẫm, màu đen.
Nó có độ cứng 3, không cứng bằng đá cuội. khối lượng riêng khoảng 2600-2800 kg/m3, cường độ chịu lực nén 45 -80 MPa, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%.
Trong tự nhiên, Canxi cacbonat chiếm 4% lớp vỏ trái đất và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hình thức phổ biến dễ nhận thấy nhất là: đá phấn, đá vôi, đá cẩm thạch.

2. Công thức hóa học của đá vôi

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3

3. Các loại đá vôi thông dụng ngày nay

Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng lại là loại đá giòn và cứng.

Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường.

Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém.

Travertine là một loại đa dạng, được hình thành dọc theo các dòng suối; đặc biệt là nơi có thác nước và quanh suối nước nóng hoặc lạnh.

Đá Tufa là loại đá vôi xốp được tìm thấy gần các thác nước hay là được hình thành khi các khoáng chất cacbonat kết tủa ra khỏi vùng nước nóng.

Coquina là một đá vôi kết hợp kém bao gồm các mảnh san hô hay các loại vỏ sò.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết