Câu trả lời chính xác nhất:
(*) Gợi ý sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước
– Tranh 1:
– Tranh 2:
Các bạn hãy cùng THPT Trịnh Hoài Đức mở rộng hành trang tri thức của mình qua bài mở rộng kiến thức về Ngân sách nhà nước nhé.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Khái niệm về ngân sách nhà nước chứa nhiều nội dung chính trị, pháp lý quan tọng như mối tương tuyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc thiết lập và thi hành ngân sách nhà nước; thủ tục soạn thảo, quyết định và chấp hành ngân sách cũng như sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong việc kiểm soát quá trình ngân sách.
– Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính phải được Quốc hội biểu quyết và thông qua.
Theo đó, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ dựa trên góc độ kinh tế thông qua việc dự toán các khoản thu và chi được thực hiện mà còn là vấn đề mang tính pháp lý, trong đó ngân sách nhà nước phải trải qua việc xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách.
– Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước có thể được coi là một đạo luật.
Dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình lên Quốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, do đó quy trình này phải có sự tham gia của cả cơ quan hành pháp và lập pháp.
Đặc điểm này tạo ra sự khác biệt của ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách khác. Bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý, bởi vì chỉ có ngân sách nhà nước mới trải qua quá trình Luật hoá này.
– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…
– Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.
– Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)
– Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
– Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)
– Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
Có 4 bước trong chu trình ngân sách:
Lập ngân sách là quá trình xây dựng bản dự toán thu, chi là gì, ngân sách với cơ cấu chi tiết theo luật định. Dự toán ngân sách bao gồm cả việc phân bố ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Phê chuẩn ngân sách là quá trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thẩm tra, thảo luận và đi đến quyết định phê duyệt dự toán ngân sách
Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện các nội dung đã nêu trong dự toán ngân sách
Quyết toán, kiểm toán và đánh giá ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách, nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua.
(*) Gợi ý sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước
– Tranh 1:
– Tranh 2:
——————————-
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho bạn phần trả lời chính xác nhất với đề bài Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân. Hi vọng cùng với một số kiến thức liên quan tới ngân sách nhà nước mà chúng tôi mang tới sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao trong học tập.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức