• Trang chủ
  • Hãy phân tích vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế?
storage/uploads/hay-phan-tich-vai-tro-cua-moi-nguon-luc-doi-voi-su-phat-trien-kinh-te_1

Hãy phân tích vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế?

Câu hỏi: Hãy phân tích vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế?

Lời giải:

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

– Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

+ Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

Hãy phân tích vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế?

+ Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế – xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

– Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Kiến thức về Phân loại và vai trò của nguồn lực

1. Phân loại

Có 2 nhóm nguồn lực:

– Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:

+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

+ Dân cư và nguồn lao động

+ Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật

– Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…

2. Vai trò của nguồn lực

Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT – XH của mỗi quốc gia:

– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.

– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết