• Trang chủ
  • Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa
storage/uploads/hay-phan-tich-vai-tro-cua-du-lich-doi-voi-cong-tac-bao-ton-di-tich-lich-su-van-hoa_1

Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

Câu trả lời đúng nhất: Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa:

Du lịch góp phần bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia

Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo, bảo tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch văn hóa nói riêng.

Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn.

– Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

– Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

– Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế các ngành du lịch, lịch sử.

Kiến thức tham khảo về di tích lịch sử, văn hóa.

1. Di tích lịch sử là gì?

Di tích lịch sử trong tiếng Anh gọi là: Historical Relic.

Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Đây là các công trình hay địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Đền Cổ loa… Cũng có thể là những công trình, những địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước như Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim Liên…

Trong số các di tích lịch sử còn có các công trình, các địa điểm liên quan đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những công trình này có tên gọi là di tích lịch sử cách mạng.

>>> Xem thêm: Thuyết minh về một di tích lịch sử

2. Di tích lịch sử văn hóa là gì?

Nước ta sau bao năm qua nhiều giai đoạn lịch sử thì những giá trị đọng lại chính là những giá trị lịch sử ngàn năm ghi dấu những công lao, lòng yêu nước của quân và dân ta. Đó cũng coi như những nhân chứng sống cho sự tàn bạo của những thế lực thù địch.

Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – văn hóa  là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”

Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị công trình xây dựng, kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưu lại đến bây giờ thuộc công trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ  xa xưa cho đến hiện nay. Và hiện này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử…mà chia thành di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

3. Một số di tích lịch sử, văn hóa ở nước ta

– Di tích Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) là di tích lịch sử văn hóa nhà Trần nổi tiếng. Đây là di tích văn hóa tâm linh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Bắt đầu từ năm 2015, Đền Cửa Ông đã được tôn tạo với nhiều hạng mục, dự án cải tạo mở rộng làm cho không gian khu di tích được hoàn thiện, khang trang rộng rãi và sạch đẹp hơn. Dự án cải tạo, mở rộng không gian khu di tích đã mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho Đền Cửa Ông, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

Quần thể Yên Tử và khu di tích đền Cửa Ông chỉ là hai trong số hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh góp phần rất quan trọng vào việc thu hút du khách đến với Quảng Ninh thời gian qua. Thấy được tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của các di tích lịch sử, văn hóa đối với phát triển du lịch, những năm qua, Quảng Ninh đã tiến hành khôi phục, trùng tu, tôn tạo, trong đó, nhiều di tích lịch sử – văn hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Tiêu biểu như phục hồi lại đình và lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu), phục dựng, tôn tạo chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên (TX Đông Triều)…

Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

– Khu di tích văn hóa Óc Eo – Gò Thành cách thành phố Mỹ Tho khoảng 14 km, thuộc địa phận ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo. Di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên. Đây chính là di tích còn sót lại mở đường cho công cuộc nghiên cứu văn hóa, xã hội của người Phù Nam. Nhờ đó, chúng ta biết được quy luật phát triển lịch sử, xã hội vùng đất Nam Bộ – Việt Nam có liên quan với các nước Đông Nam Á thời cổ.

Năm 1941, ông L.Malleret – nhà khảo cổ học người Pháp là người đầu tiên phát hiện và khai quật khu di tích Gò Thành, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 loại di chỉ: Kiến trúc, mộ táng và cư trú. Tại khu di tích đã tìm thấy các pho tượng quý như: Visnu, Nagasa, Nam Thần, mảnh minh văn cùng nhiều hiện vật khác bằng vàng, đồng, gốm… Đến năm 1987, qua các kết quả khai quật, khu di tích Gò Thành mới chính thức được công nhận thuộc nền văn hóa Óc Eo. Khu di tích Gò Thành đã được trùng tu tôn tạo, trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến tham quan và tìm hiểu nền văn hóa của vương quốc Phù Nam.

Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

– Chùa Mỹ Thiện thuộc địa bàn phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang–Tháp Chàm), được xây dựng vào khoảng năm 1856 và vị tổ khai sơn là Hòa thượng Bảo Tạng. Điều này được khẳng định bởi bài vị của Ngài hiện còn được tôn thờ tại nhà Hậu Tổ. Ngoài khai sơn Mỹ Thiện tự, trên bước đường vân du của mình, Hòa thượng Bảo Tạng còn thành lập nhiều ngôi già lam khác: chùa Đông Nhạc, Thiên Thai Tây Hồ tự, chùa Trà Cang…

Về tổng thể, Mỹ Thiện tự được xây dựng theo một trong những lối kiến trúc truyền thống là mô hình chữ “khẩu” (口). Bố cục gồm: Chánh điện, nhà Tổ, Đông lang và Tây lang. Điều đặc biệt là ngôi Chánh điện được kết cấu với dáng cổ lầu độc đáo nên nhìn từ xa ngôi chùa cổ lại trông tựa như một cổ đình vậy. Xen kẽ với công trình kiến trúc là không gian xanh được bài trí linh hoạt tạo cho ngôi cổ tự một sức sống “tĩnh mà động” mang nét rất riêng.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết