• Trang chủ
  • Hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?
storage/uploads/hay-phan-tich-cac-nhan-to-tac-dong-den-gia-tang-dan-so_1

Hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?

Câu hỏi: Hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?

Lời giải:

Hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:

– Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:

+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.

+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Các quốc gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao => mức sinh, mức xuất cư thấp. Các quốc gia đang phát triển thì ngược lại.

+ Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Mối quan hệ giữa Dân số và tăng trưởng kinh tế.

Dân số vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Bởi vậy, số lượng, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Mặt khác, mỗi tiến bộ của khu vực sản xuất nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ tác động tới một loạt các quá trình dân số. Ví dụ, do nền sản xuất được cơ giới hóa, tự động hóa, nhu cầu về lao động đơn giản giảm xuống, trình độ tay nghề của người sản xuất cần thiết phải được nâng cao. Điều đó buộc người sản xuất phải đầu tư thời gian, vật chất cho sự học hành nâng cao tay nghề chuyên môn để duy trì được việc làm, giảm thiểu sự cạnh tranh công việc. Những điều đó thúc đẩy giảm bớt mức sinh. Cũng do tiến bộ của nền sản xuất, mức sống dân cư được nâng cao, mức chết giảm xuống, tuổi thọ sẽ dài hơn.

Thông thường, tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hằng năm được coi là chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để tăng được chỉ tiêu này, thì GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu GNP không thay đổi) cũng sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người.

Trên thế giới có một thực tế là: ở các nước chậm phát triển, trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao; ngược lại, ở các nước phát triển có mức GNP đầu người rất cao thì lại có tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp. Vì thế, khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển (về chỉ tiêu GNP/đầu người) càng ngày càng xa. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế việc tích luỹ tư bản, hạn chế tăng năng suất lao động do phải đầu tư cho nhu cầu sống và sinh hoạt tăng lên nhanh hơn số sản phẩm làm ra được. Khi lực lượng lao động tăng thêm thì máy móc thiết bị cũng phải được đầu tư, chia sẻ cho lực lượng lao động mới. Vì vậy, năng suất lao động chung không thể tăng lên được. Sự gia tăng nhanh dân số làm giảm tỷ lệ tiết kiệm do tỷ lệ trẻ em ăn theo cao. Tỷ lệ tiết kiệm trong GNP giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng sản phẩm.

Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với các nước chậm phát triển. Đó là kết quả đồng thời của việc hạ thấp mức sinh và mức chết. Bởi vì, khi nền kinh tế phát triển, sẽ tạo điều kiện vật chất để đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế. Do đó sẽ nâng cao nhận thức của người dân cũng như hiểu biết về “kỹ thuật” hạn chế sinh đẻ, nhờ vậy mà mức sinh được giảm đi. Nền kinh tế phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, buộc người lao động phải có trình độ. Khi đó, cha mẹ sẽ phải chú ý đến việc nâng cao trình độ, chất lượng của con cái hơn là mặt số lượng. Đồng thời, khi nền kinh tế phát triển thì chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội sẽ tốt hơn, nên cha mẹ không phải lo dựa nhiều vào các con lúc tuổi già, do vậy các cặp vợ chồng cũng không muốn sinh nhiều con. Trong khi đó, ở các nước chậm phát triển thì một trong số những nguyên nhân dẫn đến mức sinh cao là do chưa có một chế độ bảo hiểm xã hội tin cậy cho người già.

Qua phân tích trên cho thấy, để giảm mức sinh thì cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, phải phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế hoạch hóa gia đình, song để có thể phát triển kinh tế  thì lại cần hạn chế tốc độ tăng dân số.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết