• Trang chủ
  • Hãy phân loại các loại phân bón trong Hình 8.1?
storage/uploads/hay-phan-loai-cac-loai-phan-bon-trong-hinh-81_1

Hãy phân loại các loại phân bón trong Hình 8.1?

Câu hỏi: Hãy phân loại các loại phân bón trong Hình 8.1?

Lời giải:

Hãy phân loại các loại phân bón trong Hình 8.1?

– Hình A+ D: Phân hóa học

– Hình B: Phân hữu cơ

– Hình C: Phân vi sinh

>>> Xem đầy đủ: Soạn Công nghệ 10 Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón

Bổ sung kiến thức về khái niệm phân bón hóa học và tìm hiểu các loại phân bón hóa học thường gặp

Phân bón hóa học

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ  hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca,Mg, B, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân, và phân kali.

Các loại phân bón hóa học thường gặp

Phân đạm

– Là một trong những loại phân bón hóa học được người nông dân tin dùng và khá phổ biến. Tác dụng của phân đạm là kích thích quá trình sinh trưởng của cây, giúp cho cây trồng phát triển nhanh hơn, cho nhiều hạt, củ quả.

– Phân bón hóa học loại này sẽ cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng amoni NH4+ hoặc ion nitrat NO3. Mức độ dinh dưỡng của phân đạm sẽ được xác định bằng hàm lượng %N trong phân đạm đó. 

Một số loại phân đạm phổ biến thường được dùng là phân đạm amoni , phân đạm nitrat và ure.

– Phân đạm amoni: phân đạm amoni được tổng hợp từ các muối amoni như NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl… Đối với loại phân này, chúng ta sẽ bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Đất chua chúng ta không nên sử dụng phân đạm amoni vì phân amoni có tính axit sẽ tăng độ chua của đất, điều này không tốt cho đất trồng.

– Phân đạm nitrat: được tổng hợp từ các muối nitrar như canxi nitrat, natri nitrat,… Đối với loại phân nitrat chúng ta sẽ bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và được sử dụng để bón cho cây trồng công nghiệp như bông, chè, cafe, mía…

Chú ý: Phân đạm nitrat rất dễ chảy rửa và tan nhiều trong nước vì thế khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng nhưng cũng rất dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Phân ure: là loại phân đạm được sử dụng rất rộng rãi hiện nay, nó có công thức hóa học là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất trong tất cả các phân đạm khác với 46%N có trong phân.

Chú ý: Đối với phân ure chúng ta sẽ bón đều và không bón tập trung vì cây sẽ bị thừa nitơ, có thể trộn phân với mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

Phân lân

Là loại phân bón hóa học phổ biến không kém gì phân đạm. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Mức độ dinh dưỡng của phân lân được xác định bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của phân đó.

Ở thời kì sinh trưởng của cây, việc cung cấp phân lân sẽ rất cần thiết cho sự thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây trồng. Phân lân có tác dụng làm cho hạt chắc, quả hoặc củ to, cành lá khỏe. 

Hai loại phân lân thường gặp là phân lân nung chảy và supephotphat 

– Phân lân nung chảy: có thành phần chính là Ca3(PO4)2.

Chú ý: Phân lân nung chảy này cây tương đối khó hấp thụ, vì nó không tan trong nước và loại này thích hợp với các loại cây ngô đậu và đất chua.

– Supephotphat: có thành phần chính là muối tan của canxi hidrophotphat gồm hai loại là supephotphat đơn và suphephotphat kép.

Phân kali

Phân kali cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng ion K+. Mức độ dinh dưỡng được xác định bằng hàm lượng % K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.

– Phân bón kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất bột, chất sơ, chất đường và chất dầu. Ngoài ra, tác dụng chính của phân kali là giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Chú ý:

Khi bón phân kali ta nên kết hợp với các loại phân khác. Với loại phân bón này chúng ta có thể bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ và tạo sợi. Chỉ nên bón một lượng vừa đủ phân kali, nếu bón thừa sẽ gây nên những tác động xấu đến rễ như làm rễ teo đi.

Khi bón phân kali chúng ta có thể bón bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như magie và natri thì sẽ rất hữu ích cho cây trồng. Phân kali thích hợp với các loại cây như chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…..

Ngoài các loại phân bón hóa học thường gặp ở trên còn có các loại phân bón khác phù hợp với từng loại cây và các giai đoạn phát triển của cây như phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng…

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết