Câu hỏi: Hãy nhân biết từng chất sau bằng phương pháp hóa học CaO, MgO?
Trả lời:
– Lấy mỗi chất rắn một ít để thử
– Cho H2O vào lần lượt từng chất rắn, ta thấy:
+ Chất rắn nào tan tạo ra dung dịch huyền phù vẫn đục là CaO
CaO + H2O à Ca(OH)2
+ Chất rắn còn lại không tan là MgO
Cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu thêm kiến thức về Oxit nhé!
Xem nhanh nội dung
– Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxit Fe3O4, lưu huỳnh đioxit SO2,…
– CT chung: M2OX với x là hóa trị của chất M
– Nếu x = 2 thì có công thức là MO
a. Oxit axit:
– Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
VD: SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
– Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với bazo KOH
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
– Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3: sắt (III) oxit
– Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5: điphotpho pentaoxit
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 12, Hóa Học 12