• Trang chủ
  • Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp
storage/uploads/hay-neu-su-khac-biet-giua-dac-diem-cua-nganh-cong-nghiep-voi-nganh-nong-nghiep_1

Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp

Câu hỏi: Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp.

Trả lời

Đặc điểm

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn sản xuất

Gồm hai giai đoạn diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn kết tiếp, theo quy luật sinh học.
Mức độ tập trung Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không gian rộng lớn. Mang tính mùa vụ.
Sản phẩm Sản phẩm là những vật vô tri vô giác. Sản phẩm là những cá thể sống.
Mức độ phụ thuộc tự nhiên Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tính chuyên môn hóa

Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao.

Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp nước ta

* Vị trí địa lí:

– Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )

– Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp

Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp

* Nhân tố tự nhiên:

– Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

– Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm.

* Khí hậu: 

Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. 

* Các nhân tố tự nhiên khác:

– Đất đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.

– Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.

– Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,…), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…

* Nhân tố kinh tế – xã hội:

– Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết