• Trang chủ
  • Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt
storage/uploads/hay-neu-nhung-thanh-tuu-khoa-hoc-cua-van-minh-dai-viet_1

Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt

Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt

Trả lời

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.

Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí toàn thư,…

 

Địa lí học

Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ)

Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông)

Đại Nam nhất thống trí (Quốc sử quán triều Nguyễn).

 

Toán học Các tác phẩm Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), Đại thành toán pháp,…
Quân sự

Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. 

Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. 

Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội,….

Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có “tiên phát chế nhân” (Lý Thường Kiệt), “tâm công” (Nguyễn Trãi),…

 

Y học

Tuệ Tĩnh viết Nam dược thần hiệu

Chu Văn An viết Y học yếu giải tập chú di biên,…

 

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Khoa học kỹ thuật của nền văn minh Đại Việt

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trên đà phát triển của xã hội, từ thế kỷ XIV, những yếu tố khoa học, kỹ thuật bắt đầu nảy sinh. Hình học và số học được sử dụng trong đo đạc ruộng đất và tính toán xây dựng.

Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt

Lương Thế Vinh, Vũ Hựu là những nhà toán học nổi tiếng ở thế kỷ XV. Thiên văn học cũng ra đời với Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán, Y học dân tộc phát triển với Nguyễn Đại Năng. Từ thời Trần với sự thành lập của Quốc sử viện – một cơ quan viết sử của nhà nước, sử học đã đóng vai trò quan trọng trong giáo dục với các sử gia nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Vũ Quỳnh, Phan Phù Tiên, Hồ Tông Thốc, Ngô Sĩ Liên v.v… Khoa học quân sự đạt đến đỉnh cao với hai tác phẩm nổi tiếng của Trần Hưng Đạo Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư. Đầu thế kỷ XV, Hồ Nguyên Trừng đã cho đúc súng thần cơ – một loại vũ khí có thể đương đầu với nhà Minh. Tuy nhiên do sự khống chế tinh thần của Nho giáo, xem thường các hoạt động kinh tế và khoa học kỹ thuật, nhà Lê ở thế kỷ XV đã không tạo được cơ hội làm thay đổi tính chất cơ bản của nền văn minh Đại Việt. Sự thật thì cho đến thế kỷ XIX, mặc dầu có Thăng Long với 36 phố phường, đô thị Đại Việt hầu như chưa tồn tại, theo đúng nghĩa của nó. Nền văn minh Đại Việt vẫn là một nền văn minh nông nghiệp mang nặng ảnh hưởng của xóm làng cổ truyền. Mặc dầu vậy, sự phát triển khách quan của nền kinh tế cùngvới những ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây đã tạo nên một bước tiến mới về khoa học kỹ thuật, xuất hiện nhiều công trình sưu tập có hệ thống và khoa học về sử học, văn học. Những công trình nghiên cứu nông học, y học, địa lý, triết học, những bộ sách hệ thống hoá các thiết chế nhà nước đã xuất hiện. Nhà bác học Lê Quý Đôn, nhà sử học Phan Huy Chú đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị. Bên cạnh đó, một số thành tựu kỹ thuật của phương Tây được nhân dân Đại Việt học tập để chế tạo súng thần công, súng tay, máy nghiền thuốc súng, đồng hồ lớn và đặc biệt là những chiếu tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh ở thế kỷ XVII đã tạo điều kiện rất quan trọng cho việc giao lưu văn hoá và chuyển hoá tính chất của nền văn minh Đại Việt. Nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ vẫn không được phổ biến.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết