Câu hỏi: Hãy nêu những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp. Lấy ví dụ.
Trả lời
Sự thay đổi khí áp diễn ra do những nguyên nhân sau:
– Độ cao: do càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén của không khí càng nhỏ. Vì vậy khí áp giảm theo độ cao.
– Nhiệt độ: do nhiệt độ thay đổi. Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm nên khí áp giảm. Ngược lại khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng nên khí áp tăng. Vì vậy do yếu tố nhiệt độ mà khí áp dao động trong ngày và trong năm.
– Thành phần không khí: không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm do tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 9: Khí áp và gió – Chân trời sáng tạo
Khái niệm khí áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới khí áp?
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau.
Trên trái đất khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp vừa xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể như sau:
Ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam là đai áp cao. Và đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để dễ hình dung, chúng ta có thể quan sát hình vẽ sau:
+ Các đai áp thấp: Nằm ở những vị độ 60 độ, 0 độ và 60 độ
+ Các đai áp cao: Nằm ở những vĩ độ 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức