Câu hỏi: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa
Trả lời
– Văn học:
+ Văn học dân gian Chăm-pa rất phong phú về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố…
+ Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lý Bà La Môn giáo và Hồi giáo. Văn học viết có các trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,…được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.
– Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Chăm-pa thịnh hành tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.
+ Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa, Phật giáo Đại thừa phát triển trong 2 thế kỉ IX và X. Từ thế kỉ XII – XIV, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa
– Nghệ thuật:
+ Kiến trúc, điêu khắc: đền tháp Chăm. Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.
+ Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cỏ Chăm-pa.
– Âm nhạc:
+ Âm nhạc và ca múa không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống. Người Chăm đã chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo
– Phong tục tập quán: Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ. Tập tục mai táng có phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10