• Trang chủ
  • Hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ
storage/uploads/hay-lua-chon-va-phan-tich-mot-hoac-hai-nhan-to-anh-huong-den-su-phat-trien-va-phan-bo-nganh-thuong-mai-lay-vi-du_1

Hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ

Câu hỏi: Hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ.

Trả lời

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại gồm:

– Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.

– Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Địa 10 Bài 28 Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Tìm hiểu về các đặc trưng và vai trò của thương mại

Hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ

Các đặc trưng của thương mại

Đặc trưng là những đặc điểm nhận biết, giúp phân biệt thương mại với các hoạt động khác. Làm nên những tính chất riêng biệt cho hoạt động thương mại. Như vậy, có thể thấy:

Thương mại tham gia vào nhiều mặt của đời sống: Cơ bản nhất là hoạt động mua bán hàng hóa. Cho đến các hoạt động cần trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm. Như cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại. Thương mại sinh ra khi nhu cầu trao đổi, mua bán có sự chênh lệch về giá trị.

Mục đích của thương mại: Đạt được khi các sản phẩm về hàng hóa và dịch vụ của thương nhân đến gần với nhiều đối tượng khách hàng, phục vụ cho nhiều tầng lớp. Càng tiến gần đến giá trị này, lợi ích mà thương nhân nhận được thông qua hoạt động thương mại càng lớn.

– Nhận biết hoạt động thương mại đang được thực hiện: Yếu tố giúp nhận biết là xét về mục đích cuối cùng của hoạt động. Bằng cách này hay cách khác, thương nhân luôn tạo ra giá trị cho hàng hóa, dịch vụ của mình để thúc đẩy thương mại phát triển. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là sinh lợi.

Hoạt động thương mại có vai trò như sau:

– Điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

– Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

– Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết