• Trang chủ
  • Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch
storage/uploads/hay-chia-se-suy-nghi-cua-em-ve-viec-chi-tieu-co-ke-hoach-va-chi-tieu-khong-co-ke-hoach_1

Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch

Câu hỏi: Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch

Trả lời:

– Chi tiêu có kế hoạch giúp ta quản lí được tài chính của cá nhân và gia đình.

– Tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

– Sẽ không bị chi tiêu quá đà, mất kiểm soát.

* Khái niệm của chi tiêu có kế hoạch

Kế hoạch chi tiêu tiếng Anh là Spending plan đây là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn. Thông thường khi lập kế hoạch chi tiêu, người ta sẽ lập theo tháng. Với bảng kế hoạch chi tiêu chi tiết sẽ giúp bạn có thể theo dõi mức độ chi tiêu trong tháng của mình cũng như tránh tình trạng chi tiêu mất kiểm soát. Từ đó bạn có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất với bản thân sau mỗi tháng.

Một lợi ích quan trọng của lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng mang lại đó là tiết kiệm. Bạn càng có một kế hoạch chi tiết và cụ thể, bạn càng có khả năng tiết kiệm được nhiều hơn.

Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch

* Những khoản chi tiêu nào trong gia đình

Các khoản chi tiêu phục vụ sinh hoạt

Mỗi gia đình lại có những nhu cầu mua sắm phục vụ cuộc sống sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, có một số khoản thiết yếu mà mọi gia đình đều phải chi trả như: thực phẩm, đồ dùng vệ sinh cá nhân, nước uống,… Đây là những khoản chi thường xuyên, bắt buộc phải có của mọi gia đình.

Những khoản này được thể hiện rõ nhất qua việc mua sắm ở chợ hay siêu thị. Đây là những nơi mà bạn sẽ tốn khoảng phân nửa ngân sách chi tiêu của gia đình mình.

Các khoản chi cho dịch vụ

Đây được xem là khoản chi tiêu chỉ xếp thứ hai sau khoản chi phục vụ sinh hoạt. Các khoản này cũng khá tốn kém, bao gồm: tiền điện, tiền nước, internet, điện thoại,… Chúng thường chiếm khoảng 20% tổng các khoản chi tiêu gia đình. 

Khoản chi cho sức khỏe

Đây là khoản chi tiêu mà các gia đình nên có. Một khoản dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp khi có thành viên trong gia đình ốm đau, cần đi thăm khám, nhập viện, mua thuốc thang… là điều cần thiết để đảm bảo cuộc sống ổn định. Bạn cũng nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và có biện pháp kịp thời.

Khoản chi tiêu cho học tập – giải trí

Những khoản chi tiêu này bao gồm:

– Cho con cái: tiền học trên trường, học thêm, học ngoại ngữ, các môn năng khiếu. Những khoản này không hề ít, thậm chí gần bằng khoản chi cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu.

– Cho bố mẹ: bố mẹ có thể có những hoạt động thể thao (gym, yoga,..) hoặc học thêm kiến thức khác tùy thuộc nhu cầu của bản thân.

– Giải trí: Tùy vào nhu cầu giải trí mà các gia đình có thể chi mạnh cho khoản này: đi cà phê, ăn uống với bạn bè hoặc gia đình, đi du lịch, vui chơi tại trung tâm giải trí,….

Các khoản chi cho giao tiếp xã hội

Đây là những khoản chi phục vụ cho các hoạt động xã giao bên ngoài. Các phần tiền cho việc cưới hỏi, quà cáp tuy phát sinh không thường xuyên nhưng cũng tương đối tốn kém. Ngoài ra, những khoản này cũng có tính bất ngờ nên bạn cũng cần cân đối chi tiêu sao cho hợp lý.

Phần chi tiêu này và ngân sách dành cho giải trí có thể bù trừ cho nhau. Giả sử, nếu có tháng bạn phải chi hơi nhiều cho các hoạt động ngoại giao thì có thể cắt giảm ngân sách dành cho hoạt động giải trí. Như vậy có thể cân đối nguồn tiền trong gia đình tốt hơn.

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân – Kết nối TT

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết