Câu hỏi: Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch
Là một sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, H vừa đi học vừa phải đi làm thêm kiếm tiền trang trải,…. có tiền trang trải. Đã 3 năm trôi qua, H vẫn vững vàng thực hiện mục tiêu học tập, đảm bảo cuộc sống nhờ có kế hoạch tài chính cá nhân. Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Để duy trì và cải thiện được nguồn thu, cần học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
1. Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là gì?
2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Trả lời:
1. Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là: Là sinh viên, gia đình khó khăn, vừa đi học vừa phải làm thêm để có tiền trang trải.
2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó là:
– Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đã duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
– Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
* Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hàng tháng trong 5 bước đơn giản
Ghi nhận tất cả các nguồn thu nhập của bạn để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Nếu bạn tự làm chủ hoặc có bất kỳ nguồn thu nhập bên ngoài nào, hãy chắc chắn ghi lại những điều này. Nếu thu nhập của bạn ở dạng tiền lương thông thường, trong đó thuế được tự động khấu trừ, thì hãy ghi lại số tiền bạn nhận từ công ty mỗi tháng.
Tạo một danh sách các khoản chi phí cần sử dụng hàng tháng
hãy viết ra một danh sách tất cả các chi phí dự kiến sẽ phát sinh trong suốt 1 tháng. Nội dung này sẽ khác nhau với từng người. Nhưng nhìn chung chúng bao gồm: tiền nhà, tiền ăn uống, hóa đơn điện nước, chi phí di chuyển, chi tiêu cá nhân… Về cơ bản, đó là tất cả mọi thứ bạn sẽ phải bỏ tiền ra để duy trì cuộc sống của bản thân trong 1 tháng.
Chia chi phí thành 2 loại: chi phí cố định và chi phí không cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí tương đối giống nhau mỗi tháng. Chúng là những phần bắt buộc, không thể thiếu trong lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Chúng bao gồm các chi phí như tiền thuê nhà, dịch vụ Internet và/hoặc truyền hình cáp, tiền thu gom rác, thanh toán thẻ tín dụng… Các chi phí này là rất cần thiết. Tất cả chúng sẽ cố định, không thể cắt giảm hay thay đổi trong kế hoạch chi tiêu của bạn.
Chi phí không cố định là loại chi phí sẽ thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chúng bao gồm các mặt hàng nhu yếu phẩm, ăn uống, xăng dầu, giải trí hay quà tặng… Loại này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trong tháng hoặc khi có những phát sinh ngoài kế hoạch.
Tổng thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn
Sau khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân, nếu kết quả cuối cùng cho thấy tổng thu nhập của bạn nhiều hơn tổng chi phí, bạn đã có một khởi đầu tốt. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng khoản tiền dư ra này cho các mục tiêu khác. Ví dụ như bạn có thể để dành tiết kiệm. Hoặc bạn cũng có thể dùng nó để trả nhiều hơn cho số dư thẻ tín dụng để loại bỏ khoản nợ đó nhanh hơn. Nếu tổng chi phí trong tháng của bạn lớn hơn tổng thu nhập, bạn sẽ cần phải xem lại. Hãy thực hiện những thay đổi cần thiết để cân đối lại việc chi tiêu.
Điều chỉnh chi phí
Nếu bạn đã xác định chính xác và liệt kê tất cả các chi phí của mình, hãy làm cách nào đo khiến cho thu nhập và chi phí trong tháng của bạn bằng nhau. Điều này nghĩa là tất cả thu nhập của bạn phải được hạch toán. Sau đó bạn cần lập ngân sách cho mục tiêu tiết kiệm hoặc chi phí cụ thể khác.
* Những lợi ích của lập kế hoạch tài chính
Luôn đảm bảo thu nhập
Có thể quản lý được mức thu nhập hiệu quả bằng cách lập kế hoạch. Quản lý được thu nhập giúp bạn hiểu mình cần cần chi tiêu như thế nào, chi tiêu ở đâu để tránh chi tiêu quá hạn mức.
Đảm bảo tài chính trong những trường hợp khẩn cấp
Trong cuộc sống luôn có những diễn biến bất ngờ mà chúng ta không thể biết trước được. Nếu có một ngày bạn bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn, . . . Chẳng ai mong muốn việc đó xảy ra nhưng đó là điều tự nhiên.
Giảm bớt áp lực về vấn đề tài chính
Việc lên kế hoạch tài chính rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của bạn. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các kế hoạch trong cuộc sống, bạn sẽ cải thiện được cuộc sống của mình, gia đình và sẽ đảm bảo hơn về kinh tế.
Có vốn để đầu tư mạo hiểm
Nguồn tiền tăng lên từ việc lập kế hoạch tài chính phù hợp có thể giúp bạn có nhiều vốn. Cho phép bạn tham gia các khoản đầu tư để cải thiện tình trạng tài chính của mình. Với việc chấp nhận rủi ro và đầu tư mạo hiểm giúp bạn có cơ hội mở rộng mối quan hệ và cơ hội thành công cao hơn.
Đạt được những mục tiêu cá nhân
Nếu có kế hoạch chi tiêu hợp lý, sử dụng theo kế hoạch thì những mục tiêu của bạn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn nỗ lực cố gắng. Việc quản lý tài chính một cách hiệu quả sẽ góp phần giúp cho bạn nhanh chóng chạm đến những mục tiêu lâu dài cho cuộc sống trong tương lai.
>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân – Kết nối TT
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức