Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. H và M là học sinh ở các tỉnh khác nhau, nhưng đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trường hợp 2. Phát hiện gia đình bà A kinh doanh thực phẩm bản không rõ nguồn gốc, anh T đã tố cáo hành vi của gia đình bà A với cơ quan chức năng.
Trường hợp 3. Thực hiện chủ trương của xã, anh Y (đủ 18 tuổi) đã hăng hái tham gia bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân xã mình.
a) Em hãy cho biết, các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ nào của mình?
b) Theo em, các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?
Lời giải:
a) Các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ:
– Trường hợp 1: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
– Trường hợp 2: Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp 3: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đông nhân dân.
b) Các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực chính trị. Được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
* Quyền con người là gì?
Quyền con người, quyền công dân là những yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Đây là vấn đề luôn dành sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Trong lịch sử ra đời và phát triển của nhân loại, có nhiều quan niệm về quyền con người được tiếp cận, xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Chính trị học, Triết học, Luật học, Văn học …. Chúng ta thấy rằng lịch sử ra đời và phát triển khoa học pháp lý của các nước trên thế giới, quyền con người bao gồm tổng hợp nhiều quyền năng cụ thể, phụ thuộc vào các quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quan niệm về quyền con người đã hình thành từ rất sớm, kể từ khi xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp thì một trong những mục tiêu và động lực của các cuộc đấu tranh giai cấp đó chính là vấn đề quyền con người. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vươn tới những lý tưởng cao đẹp, đấu tranh giải phóng con người nhằm xây dựng một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, nhân đạo.
* Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
Mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp 2013 là tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền công dân, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong một loạt vấn đề của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước trong đó có vấn đề quyền con người, quyền công dân. Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1992 về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta xác định quyền con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ ta, Chỉ thị xác định: “Đối với chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…”.
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”
>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức