Em hãy xác định một kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và vẽ sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy.
Lời giải:
* Gợi ý tham khảo: Em tiết kiệm tiền để năm đầu đại học có thể sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học.
– Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
Mục tiêu: vào năm đầu đại học sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học với mức giá khoảng 20 triệu.
Thời gian: 2 năm.
– Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.
Số tiền hiện tại: 2 triệu.
Số tiền cần tiết kiệm: 18 triệu.
Thu hằng tháng: 1,2 triệu do bố, mẹ cho mỗi ngày 40 000 đồng
Chi hằng tháng: 980 000 đồng (30 000 đồng ăn sáng và uống nước buổi trưa từ thứ 2 – 7, chủ nhật 50 000 ăn vặt cùng bạn).
=> Số tiền còn lại mỗi tháng: 220 000 đồng.
* Vậy: sau 2 năm, nếu thực hiện đúng kế hoạch dự kiến sẽ dư: 5 280 000 đồng.
– Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
Thu:
+ Mỗi tháng chỉ ăn vặt 2 ngày chủ nhật sẽ tiết kiệm thêm 100 000 đồng mỗi tháng. Do đó sau 2 năm sẽ có 2 400 000 đồng.
+ Làm đồ handmade để bán trong vòng 2 năm: dự kiến mỗi tháng thu trung bình khoản 300 000 đồng thì sau 2 năm sẽ có 10 800 000 đồng.
+ Thu gom giấy, sách vở cũ để bán sắt vụn trong vòng 2 năm thì dự kiến sau 2 năm sẽ có 500 000 đồng.
+ Xài đồ dùng cẩn thận, không làm rơi vỡ, sữa chữa đồ dùng khi còn có thể, không tiêu xài phung phí khi không có kế hoạch khác.
=> Vậy theo như kế hoạch ban đầu, số tiền sau 2 năm sẽ có được là: 18 980 000 đồng.
– Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.
>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập.
Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.
Nguyên tắc 2: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với các hạn mức, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.
Nguyên tắc 3: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi
Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…
Nguyên tắc 4: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức