• Trang chủ
  • Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước
storage/uploads/em-hay-ve-so-do-tu-duy-ve-dac-diem-va-vai-tro-cua-ngan-sach-nha-nuoc_1

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Câu trả lời chính xác nhất: Sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Các bạn hãy cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu kĩ hơn về ngân sách nhà nước qua phần kiến thức mở rộng sau đây nhé.

1. Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.

2. Một số đặc điểm của ngân sách nhà nước

– Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính phải được Quốc hội biểu quyết và thông qua.

Theo đó, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ dựa trên góc độ kinh tế thông qua việc dự toán các khoản thu và chi được thực hiện mà còn là vấn đề mang tính pháp lý, trong đó ngân sách nhà nước phải trải qua việc xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách.

– Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước có thể được coi là một đạo luật.

Dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình lên Quốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, do đó quy trình này phải có sự tham gia của cả cơ quan hành pháp và lập pháp.

Đặc điểm này tạo ra sự khác biệt của ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách khác. Bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý, bởi vì chỉ có ngân sách nhà nước mới trải qua quá trình Luật hoá này.

– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…

– Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.

3. Những nguồn chính của thu ngân sách nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

– Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)

– Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.

– Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)

– Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

4. Một số vai trò của thu Ngân sách Nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế – xã hội, cụ thể là:

Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.

Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.

Huy động các nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

– Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

– Cần phải xác định mức huy động vào ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của Kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Kinh tế thị trường phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó.

5. Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước

———————————-

Trên đây là toàn bộ phần kiến thức bổ ích mà THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn với đề bài Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước, cùng với một số kiến thức liên quan tới ngân sách nhà nước. Chúc các bạn học tốt. 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết