• Trang chủ
  • Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình
storage/uploads/em-hay-trao-doi-voi-bo-me-de-tim-hieu-tinh-hinh-tai-chinh-trong-gia-dinh-va-dua-vao-do-de-dua-ra-ban-du-kien-ke-hoach-chi-tieu-hang-thang-cho-gia-dinh-minh_1

Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình

Câu hỏi: Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình?

Câu trả lời chính xác nhất: Liệt kê các khoản thu được trong tháng của gia đình: Các khoản gia đình bạn thu được trong tháng bao gồm: thu nhập của bố mẹ đóng góp vào sinh hoạt gia đình, tiền lãi sổ tiến kiệm, các tiền thưởng hay hoa hồng ,….

– Liệt kê các chi tiêu: tiền ăn uống, tiền điện nước, tiền sinh hoạt tiền học đầu năm, tiền lễ tết, tiền đi du lịch, tiền quà vặt, tiền cà phê, tiền gửi xe đi mua sắm, siêu thị. ( Hãy dự tính ngày phải chi, và tính vào định kỳ hàng tháng.)

– Liệt kê các khoản đầu tư tài chính của gia đình (nếu có)

– Các bước lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho gia đình:

Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính của gia đình.

Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của gia đình.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi của gia đình.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính của gia đình.

Để hiểu rõ hơn về lập kế hoạch tài chính cá nhân, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.

1. Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính (KHTC) là bản kế hoạch giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý về tài chính và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống hoặc mục tiêu trong các chiến lược tài chính doanh nghiệp.

Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình.

Kế hoạch tài chính theo thời gian được chia thành kế hoạch tài chính ngắn hạn, kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch tài chính dài hạn.

– Kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm đến 3 năm).

– Kế hoạch tài chính trung hạn (3 năm đến 5 năm).

– Kế hoạch tài chính dài hạn (5-10 năm đến KHTC trọn đời).

Hoặc KHTC cũng có thể chia theo chủ thể lập kế hoạch tài chính bao gồm: Kế hoạch tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Tùy theo nhu cầu về kế hoạch mà mỗi loại sẽ có các bước triển khai riêng.

2. Kế hoạch tài chính cá nhân

Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng nguồn tiền của bản thân cho từng giai đoạn thời gian. Thông qua việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết được đầy đủ các hoạt động: thu, chi, tiết kiệm và đầu tư của chính mình.

Thông thường, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ được tạo theo bảng, có sử dụng các công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác cũng như mang tính trực quan sinh động cho người sử dụng.

3. Vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân

Mỗi người cần có một kế hoạch tài chính cá nhân để quản lý chi tiêu tiền hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết đóng vai trò quan trọng, mà bất cứ ai cũng cần học để lên kế hoạch tài chính riêng.

+ Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu tiền hiệu quả. Bạn biết được tiền của mình đi về đâu? Tiền được tiêu cho vấn đề gì? Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân chưa chắc mang lại hiệu quả nhưng chắc chắn giúp bạn giám sát được dòng tiền của mình đã sử dụng.

+ Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn thấy được những lỗ hổng trong việc sử dụng tiền, chi tiêu không hợp lý. Bạn sẽ dễ dàng biết được vị sao mình luôn trong tình trạng thiếu tiền. Từ đó điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu, cắt các khoản không hợp lý.

+ Kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu, phân bổ tiền hợp lý. Tiền sẽ được cân đối hiệu quả. Bạn muốn bắt đầu tiết kiệm tiền hoặc đầu tư thì một kế hoạch tài chính sẽ thực sự cần thiết.

+ Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn định hướng được tương lai, xác định được mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng đạt được mục đích.

Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình.

4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

———————————–

Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng các bạn tìm hiểu về lập kế hoạch tài chính cá nhân. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết