Câu trả lời chính xác nhất: Các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy,…là:
– Thuế GTGT: Đây là thuế áp dụng với tất cả các mặt hàng và tùy vào từng loại mặt hàng sẽ có mức thuế suất từ 0% tới 5% thậm chí sẽ có một số loại mặt hàng có thuế suất 10%
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: So với hai loại thuế trước thì loại thuế này đơn giản hơn vì chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định mà nhà nước quy ước như rượu bia, xe oto, thuốc lá…. và một số mặt hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện, điện tử, nước hoa sẽ không phải chịu thuế này.
– Thuế nhập khẩu từ nước ngoài: Đối với các lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài mà tổng giá trị lô hàng dưới 1 triệu đồng thì sẽ được miễn hoàn toàn các loại thuế trên còn nếu trên 1 triệu thì phải nộp các khoản thuế giá trị gia tăng và khi hàng vào Việt Nam phải nộp thêm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt tùy vào mặt hàng.
Để giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới một số kiến thức bổ ích về thuế, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Thuế là gì? Đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
Về cơ bản có thể hiểu,Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.
Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.
Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
Ngoài ra, việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
* Phân loại theo tính chất hành chính gồm
Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
* Phân loại theo mục đích điều tiết của thuế mà thuế có thể phân loại thành hai loại sau đây
Thuế trực thu: Nhóm này bao gồm các loại thuế mà theo đó người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đồng thời chính là những người phải chịu thuế. Các loại thuê điển hình trong nhóm này bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Thuế gián thu: Khác với các loại thuế nằm trong nhóm thuế trực thu, đây là nhóm thuế bao gồm các loại thuế mà những người nộp thuế không đồng thời là người phải chịu thuế. Điển hình các loại thuế nằm trong nhóm thuế này phải kể đến như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,… Có thể nói đối với các loại thuế này, người chịu thuế cũng chính là khách hàng, còn người nộp thuế lại là người bán hàng, bởi lẽ thuế đã được bao gồm trong chính sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà bên bán hàng đã bán cho khách hàng của họ.
* Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…
Các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy,…là:
-Thuế GTGT: Đây là thuế áp dụng với tất cả các mặt hàng và tùy vào từng loại mặt hàng sẽ có mức thuế suất từ 0% tới 5% thậm chí sẽ có một số loại mặt hàng có thuế suất 10%
-Thuế tiêu thụ đặc biệt: So với hai loại thuế trước thì loại thuế này đơn giản hơn vì chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định mà nhà nước quy ước như rượu bia, xe oto, thuốc lá…. và một số mặt hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện, điện tử, nước hoa sẽ không phải chịu thuế này.
– Thuế nhập khẩu từ nước ngoài: Đối với các lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài mà tổng giá trị lô hàng dưới 1 triệu đồng thì sẽ được miễn hoàn toàn các loại thuế trên còn nếu trên 1 triệu thì phải nộp các khoản thuế giá trị gia tăng và khi hàng vào Việt Nam phải nộp thêm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt tùy vào mặt hàng.
—————————–
Trên đây, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn phần trả lời chính xác nhất về các loại thuế được tính khi người thân trong gia đình hoặc một cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe gắn máy…và một số kiến thức bổ ích liên quan tới thuế. Mong rằng các bạn có thể đạt được kết quả học tập như mong muốn. Mời các bạn đến với các câu hỏi tiếp theo.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức