Câu trả lời chính xác nhất: Mẫu tranh cổ động tuyên truyền về việc thực hiện nghĩa vụ thuế:
Để giúp các bạn hiểu hơn về thuế, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:
Thuế là gì? Là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…
Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.
Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.
Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
Ngoài ra, việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
* Phân loại theo tính chất hành chính gồm:
Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
* Phân loại theo mục đích điều tiết của thuế mà thuế có thể phân loại thành hai loại sau đây:
Thuế trực thu: Nhóm này bao gồm các loại thuế mà theo đó người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đồng thời chính là những người phải chịu thuế. Các loại thuê điển hình trong nhóm này bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Thuế gián thu: Khác với các loại thuế nằm trong nhóm thuế trực thu, đây là nhóm thuế bao gồm các loại thuế mà những người nộp thuế không đồng thời là người phải chịu thuế. Điển hình các loại thuế nằm trong nhóm thuế này phải kể đến như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,… Có thể nói đối với các loại thuế này, người chịu thuế cũng chính là khách hàng, còn người nộp thuế lại là người bán hàng, bởi lẽ thuế đã được bao gồm trong chính sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà bên bán hàng đã bán cho khách hàng của họ.
* Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…
Thuế có 5 đặc điểm, bao gồm:
Là 1 hiện tượng xã hội
Gắn liền với phạm trù của nhà nước
Thuế do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành là Quốc hội
Không mang tính đối giá
Không hoàn trả trực tiếp
Mẫu tranh cổ động tuyên truyền về việc thực hiện nghĩa vụ thuế:
——————————-
Trên đây là mẫu thiết kế tranh cổ động tuyên truyền về việc thực hiện nghĩa vụ thuế và một số kiến thức liên quan tới thuế mà THPT Trịnh Hoài Đức mang tới cho các bạn. Chúc các bạn học tốt.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức