Lời giải:
– Đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hoá bất hợp lý là những hành vi không đúng khi tham gia thị trường:
=> Ví dụ 1: Cố tình “găm” xăng dầu chờ tăng giá
– Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ.
=> Ví dụ 2: các dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các sản phẩm kit test Covid.
* Viết bài phê phán
– Mở đầu: Nêu tình trạng chung của các hành vi
– Thân bài:
+ Nêu rõ hành vi
+ Chủ thể của các hành vi
+ Hậu quả gây ra
+ Phê phán
– Kết bài: Bày tỏ quan điểm của bản thân
Báo tham khảo
Thị trường là nơi giao thương, trao đổi giữa người mua và người bán, điều tiết hàng hóa, giá cả giữa cung cầu, mua bán,…. Tuy vậy, những hành vi không đúng khi tham gia thị trường diễn ra rất thường xuyên đối với nhiều mặt hàng khác nhau. Những ngày qua tại một số địa phương, lực lượng chức năng đã phát hiện một số đơn vị kinh doanh xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động một phần do không đủ nguồn cung, nhân lực phục vụ song cũng có nơi có dấu hiệu “găm hàng” chờ tăng giá. “Tình trạng các cây xăng “găm hàng” chờ tăng giá nhằm trục lợi diễn ra ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội. nếu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu cố tình găm hàng chờ tăng giá trục lợi thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần phải tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó cũng có hành vi trục lợi khác trong khi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, nền kinh tế thì tình trạng Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2….) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý. Việc làm này khiến người dân phẫn nộ. Vì vậy cần xử lí nghiêm minh để các cửa hàng phải đảm bảo giá bán ra phù hợp với với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Cơ chế chỉ huy tập trung
Thực chất là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ sản xuất gia đình, các doanh nghiệp.
Quá trình như vậy là một nhiệm vụ rất phức tạp và không tồn tại một nền kinh tế mệnh lệnh hoàn chỉnh, trong đó tất cả các quyết định về phân bổ nguồn lực được tiến hành theo phương pháp này. Tất nhiên việc xây dựng một kế hoạch như vậy, trong đó không chỉ xác định chính xác số lượng từng loại sản phẩm phải sản xuất mà còn ấn định cả giá cả, theo đó các sản phẩm này được bán cho người tiêu dùng là một công việc khổng lồ. Chỉ cần nhà quản lý phạm sai lầm là có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt to lớn một loại sản phẩm nào đó. Trước năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng cơ chế này.
Cơ chế thị trường tự do
Cơ chế thị trường tự do, các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị trường. Nó có thể mua sản phẩm từ các đơn vị kinh tế này hoặc bán sản phẩm cho các đơn vị kinh tế khác. Trong một thị trường, các giao dịch có thể thông qua trao đổi bằng tiền hay trao đổi bằng hiện vật (hàng đổi hàng). Việc hàng đổi hàng gặp không ít phức tạp, đôi khi không có hàng cần để trao đổi lẫn cho nhau; ví dụ, có khi khó tìm ra người đổi xe máy lấy một cây đàn. Do đó việc đưa tiền tệ vào làm vật trung gian cho sự trao đổi đã làm thuận lợi rất nhiều cho những cuộc giao dịch. Trong một nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta mua hoặc bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua tiền tệ.
Trong cơ chế thị trường, vấn đề giá cả đã quyết định việc mua cái gì và bán cái gì. Việc phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Quá trình điều chỉnh giá cả sẽ khuyến khích xã hội phân bố lại các nguồn lực để phản ánh được sự khan hiếm đã tăng lên của một loại hàng hóa nào đó.
Cơ chế hỗn hợp
Thị trường tự do cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình mà không có sự can thiệp khống chế nào của Chính phủ. Kinh tế mệnh lệnh để cho tự do cá nhân về kinh tế một phạm vi rất hẹp, vì hầu hết các quyết định đều do Chính phủ đưa ra. Giữa hai thái cực đó là khu vực kinh tế hỗn hợp.
Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Chính phủ kiểm soát một phần đáng kể của sản lượng thông qua việc đánh thuế, thanh toán chuyển giao cung cấp các hàng hóa và dịch vụ như lực lượng vũ trang, cảnh sát. Chính phủ cũng điều tiết mức độ theo đuổi lợi ích cá nhân.
Trong cơ chế hỗn hợp, Chính phủ cũng có thể đóng vai trò là nhà sản xuất các hàng hóa tư nhân thông qua các doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước.
Cơ chế thị trường là thuật ngữ kinh tế dùng để miêu tả sự tương tác giữa cung, cầu, và giá.
Ví dụ: Có hai nhà sản xuất nước ngọt có ga cạnh tranh với nhau, một nhà sản xuất nước cam, một nhà sản xuất nước chanh. Nếu ít người thích nước cam hơn, thì cầu về nước cam sẽ giảm và cầu đối với nước chanh sẽ tăng. Để ứng phó với cầu giảm, nhà sản xuất nước cam giảm giá bán xuống, để đáp lại với cầu tăng, nhà sản xuất nước chanh tăng giá lên. Bởi vì giá tăng lên nên người tiêu dùng mua ít nước chanh hơn, và mua nhiều nước cam hơn. Vì vậy cầu về hai mặt hàng này sẽ quay về mức ban đầu.
Cơ chế thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo và được điều tiết bởi quy luật cung cầu.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức