Câu hỏi: Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó
Trả lời:
Nghị định này quy định, chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, bao gồm: Thời gian nghỉ hè của nhà giáo; phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự; chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, quy định thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:
– Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
– Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
– Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
– Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
* Mục tiêu giáo dục và tính chất, nguyên lý giáo dục của Luật giáo dục 2019
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
* Ban hành Kế hoạch số 58 /KH-UBND triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
Kế hoạch triển khai khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học nhằm phổ biến, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nội dung của Luật giúp các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học và toàn thể nhân dân nắm bắt, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Luật hiệu quả, đồng bộ, thống nhất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ quản lý, nhà giáo, người học và nhân dân về tầm quan trọng của những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Luật.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu trong quý II/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực ngành theo dõi, quản lý có liên quan đến Luật tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giáo dục đại học, để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật mới ban hành.
Các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật tới đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân dân; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền Luật đảm bảo phù hợp, thiết thực đối với từng đối tượng được tuyên truyền.
>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức