• Trang chủ
  • Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản
storage/uploads/em-hay-suu-tam-hai-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-cho-biet-co-quan-ban-hanh-muc-dich-ban-hanh-doi-tuong-va-pham-vi-ap-dung-cua-van-ban_1

Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản

Câu hỏi: Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản

Trả lời:

Hiến pháp, luật, nghị quyết 

– Cơ quan ban hành: Quốc hội

– Mục đích: Ban hành luật pháp để công dân thực hiện và rèn luyện đạo đức có chuẩn mực

– Đối tượng: Công dân Việt Nam

– Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

Lệnh, quyết định

– Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước

– Mục đích: Ban hành các điều lệnh và nghị quyết để công dân thực hiện

– Đối tượng: Công dân Việt Nam

– Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

* Tìm hiểu khái niệm về Quyết định

Quyết định là một loại văn bản có tính chất đặc biệt đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Quyết định được dùng để đưa ra những biện pháp, thể chế , các quy định  nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dùng để giải quyết công việc hàng ngày của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức

Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản

Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

– Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật

Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, những chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định là:

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ; tổng kiểm toán nhà nước; uỷ ban nhân dân các cấp;

– Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật

Có thể kể đến như: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cá nhân có thẩm quyền…

* Quy tắc xây dựng, ban hành lệnh

Lệnh là một quy phạm pháp luật nên phải đáp ứng quy tắc xây dựng, ban hành của quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

– Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

– Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết