• Trang chủ
  • Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp li, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm
storage/uploads/em-hay-quan-sat-tranh-doc-tinh-huong-va-tra-loi-cau-hoi-tinh-huong-1-hang-thang-lan-lap-ke-hoach-thu-chi-cua-ban-than-de-can-doi-chi-tieu-hop-li-ro-rang-nhu-mua-do-dung-thiet-yeu-do-dung-hoc-tap-giai-tri-va-tiet-kiem_1

Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp li, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp li, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm. Mục tiêu gân nhất Lan đạt được là mua cuốn từ điển tiếng Anh để phục vụ việc học tập. Thấy Lan lúc nào cũng ghi chép chỉ tiêu, Hằng là bạn thân cho rằng việc làm này là không cần thiết.

Tình huống 2. Trên đường đi học về, Đức và Khánh nhìn thấy một cửa hàng giày đép mới trên phố. Trong cửa hàng có rất nhiều giày đẹp, Đức không mảy may suy nghĩ, lấy hết tiền mẹ cho mua đồ dùng học tập để mua một đôi giày thời trang. Thấy vậy, Khánh khuyên bạn không nên chi tiêu tuỳ hứng. Đức gạt đi và cho rằng không phải tính toán, cân nhắc chi tiêu, hết tiền thì lại xin thêm bố mẹ.

a) Em hãy cho biết việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích gì cho Lan. Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ của Hằng? Vì sao?

b) Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của Đức. Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức như thế nào?

Lời giải:

a)

– Việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích cho Lan là: cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra. Nhờ có kế hoạch hợp lý, Lan đã mua được cuốn từ điển tiếng Anh để phục vụ việc học tập.

– Em không đồng tình với suy nghĩ của Hằng. Vì nếu không ghi chép chi tiêu, không có kế hoạch cụ thể thì chúng ta sẽ không chi tiêu đúng kế hoạch, lãng phí và khó đạt được mục tiêu tài chính của mình.

b)

Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi  Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp li, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm

– Nhận xét thói quen chi tiêu của Đức: Thói quen chi tiêu của Đức rất tùy hứng, không có kế hoạch và lãng phí

– Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức: không nên lấy hết tiền mẹ cho mua đồ dùng học tập để mua một đôi giày thời trang. Khuyên Đức nên tính toán, cân nhắc chi tiêu hợp lý và có kế hoạch.

>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết