• Trang chủ
  • Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?
storage/uploads/em-hay-quan-sat-so-do-he-thong-phap-luat-viet-nam-de-tra-loi-cau-hoi-cau-truc-ben-trong-cua-he-thong-phap-luat-viet-nam-gom-nhung-bo-phan-nao_1

Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi:    

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

3. Em hãy nêu ví dụ minh họa cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?
Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

Trả lời: 

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: Ngành Luật, Chế định pháp luật và Quy phạm pháp luật

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện bằng: Văn bản luật, văn bản dưới luật.

3. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

* Khái niệm Hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

* Cấu trúc của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài:

– Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luât lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận quy phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật;

– Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.

Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

* Ưu điểm và hạn chế của cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam

Ưu điểm:

– Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay được xác định là ngày càng toàn diện và đồng đều hơn ở các ngành luật khác nhau khi chúng được phát triển và hình thành cùng lúc.

– Thể hiện sự phân hóa rõ ràng và cụ thể trong các chế định pháp luật.

– Xác định các nguyên tắc pháp luật và thể hiện nó một cách đầy đủ, rõ ràng hơn.

– Khi pháp luật được ra đời thì đa phần toàn bộ hệ thống pháp luật đều phát triển theo những định hướng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội -chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con-người, quyền công dân.

Hạn chế:

– Tính thống nhất của hệ thống pháp luật không cao.

– Tính toàn diện, đồng bộ, cân đối của hệ thống pháp luật tuy có cải thiện nhưng vẫn còn sự chênh lệch lớn về số lượng văn bản và mức độ hoàn thiện của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau.

– Tính ổn định của hệ thống pháp luật thấp.

– Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật còn bất cập.

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết