• Trang chủ
  • Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển
storage/uploads/em-hay-phan-biet-ba-hien-tuong-dao-dong-cua-nuoc-bien-va-dai-duong-song-thuy-trieu-dong-bien_1

Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển

Câu hỏi: Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.

Trả lời

Hiện tượng

Biểu hiện

Nguyên nhân

Sóng Dao động nước biển theo chiều thẳng đứng

Chủ yếu do gió

Sóng thần: do động đất ngoài biển, đại dương

Thủy triều Mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định Do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất
Dòng biển Dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương Do hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

Lợi ích của sóng biển, thủy triều và dòng biển

* Sóng biển: là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương.

– Có thể sử dụng năng lượng sóng như một nguồn năng lượng tái tạo.

– Có thể dùng để chạy tua bin phát điện, tiết kiệm năng lượng.

– Tạo ra nhiều bãi biển đẹp.

Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển

* Thủy triều: là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.

– Làm thủy lợi, thủy điện, bồi đắp phù sa.

– Làm đa dang các loài sinh vật biển.

– Đem lại nguồn lợi thủy, hải sản lớn.

– Ảnh hưởng lớn đến vùng gian triều (khu vực ở giữa các mức thủy triều) và các sinh vật biển.

– Có vai trò quan trọng đối với công tác hoa tiêu trên các tàu thuyền.

– Giúp con người phát minh ra biểu đồ thủy triều.

* Dòng biển: Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. 

– Di chuyển trầm tích biển.

– Làm tăng sự trao đổi nước, tuần hoàn nước giữa các đại dương.

– Phân bố nhiệt độ, độ muối, làm tăng tính đồng nhất về thành phần hóa học của nước biển.

– Ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển và góp phần điều hòa khí hậu các vùng trên Trái Đất.

– Tham gia quá trình hình thành ‘địa đáy biển’ mặc dù không đáng kể.

– Mang theo nguồn thức ăn cho các loài sinh vật biển, khi dòng hải lưu nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo nên các ngư trường lớn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết