• Trang chủ
  • Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?
storage/uploads/em-hay-neu-va-ve-so-do-co-cau-to-chuc-cua-quoc-hoi-hoat-dong-cua-quoc-hoi-dien-ra-nhu-the-nao_1

Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

Câu hỏi: Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

Lời giải:

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:

Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

* Hoạt động của Quốc hội:

– Tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

– Cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

– Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Uý ban Xã hội, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban Đối ngoại.

– Quốc hội họp công khai, mỗi năm có một số kì họp. 

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tìm hiểu về Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Khái niệm về bộ máy nhà nước

Nhà nước ra đời nhằm tổ chức đời sống xã hội, quản lí và phục vụ xã hội. Thực tế cho thấy, chức năng của nhà nước ngày càng phức tạp, phạm vi hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng, số lượng thành viên của nhà nước ngày càng đông đảo…, đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi hoạt động khác nhau… Toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành bộ máy nhà nước.

Trong sách báo pháp lí Việt Nam hiện nay, có khá nhiều định nghĩa bộ máy nhà nước. Dưới góc độ pháp lí có thể hiểu, bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tố chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

2. Đặc điểm của bộ máy nhà nước?

Thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung nhất định, bộ máy nhà nước thực chất chỉ là các cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo các quyền lợi cho nhân dân

Về bản chất thì người dân có quyết đưa ra quyết định trong mọi vấn đề của đất nước, các công việc liên quan đến chính trị, tư tưởng, văn hóa .

Người dân thực hiện các quyền làm chủ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp tiến hành như trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, người dẫn sẽ được đi bỏ phiếu lựa chọn cho đại biểu mà mình tín nhiệm.

Thứ hai: Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước trao các quyền năng cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân chia cho các chủ thể nhất định, không tập trung quyền lực vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhân.

Tính quyền lực được thể hiện ở mỗi cơ quan với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc một cách độc lập, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giám sát cơ quan khác. Hay chính là dùng quyền lực để giám sát quyền lực.

Thứ ba: Hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đem lại lợi ích chung cho nhân dân, “thay mặt” nhân dân giải quyết công việc, hết lòng vì nhân dân.

Thứ tư: Các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ năm: Trong quá trình làm việc của mình thì các cơ quan nhà nước được quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn hay giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Do vậy mà những văn bản pháp luật đó mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đối với các văn bản pháp luật đó.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết