• Trang chủ
  • Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại
storage/uploads/em-hay-neu-co-so-kinh-te-cua-nen-van-minh-an-do-thoi-co-trung-dai_1

Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại

Câu hỏi: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại

Trả lời

Kinh tế Ấn Độ thời cổ – trung đại có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo

– Từ thời cổ đại, dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập), người Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp 

– Người dân có kiến thức và biết trồng nhiều loại cây khác nhau (lúa mì, lúa mạch,…) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

– Thủ công nghiệp xuất hiện với các ngành nghề như luyện kim, gốm, dệt,…

– Hoạt động thương mại trong và ngoài nước phát triển. Thị trường buôn bán mở rộng và mặt hàng vô cùng phong phú, đa dạng.

Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

Thành tự về chữ viết, văn học và nghệ thuật của nền văn minh Ấn Độ

* Chữ viết, văn học

Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những ký hiệu đồ họa.

Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita(con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

* Nghệ thuật

Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỷ VII – thế kỷ XI. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.

Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết