• Trang chủ
  • Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân
storage/uploads/em-hay-liet-ke-cac-hanh-dong-can-lam-de-cat-giam-thoi-quen-chi-tieu-khong-kiem-soat-cua-ban-than_1

Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân

Câu hỏi: Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân

Lời giải:

Các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân:

+ Hạn chế vay mượn, tránh phát sinh tiền lãi.

+ Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước.

+ Thanh lý đồ cũ không sử dụng.

+ Có kế hoạch cụ thể trong việc ăn uống, không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Kiến thức tham khảo về Kế hoạch tài chính cá nhân

1. Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân

Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết, rõ ràng, bạn sẽ không phải tự hỏi những câu hỏi như không hiểu tiêu gì mà hết sạch tiền hay lo sợ chưa đến cuối tháng mà ví đã trống rỗng… Bạn sẽ cũng không phải lo lắng trước việc thiếu trước hụt sau.

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người biết dòng tiền của mình thay đổi cụ thể như thế nào, thu nhập được bao nhiêu, chi tiêu những việc gì… Bạn có thể quan sát, theo dõi và chủ động trong tất cả mọi với bản kế hoạch tài chính cá nhân trong tay.

Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian để mỗi người tuân theo. Điều này giúp người lập kế hoạch tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong khi kế hoạch tài chính là con đường bạn sẽ đi thì số tiền đang sở hữu là công cụ bạn sử dụng để đạt được điều đó.

Việc lập kế hoạch tài chính ở độ tuổi đôi mươi có thể đáng sợ bởi ở độ tuổi đó, không nhiều người chắc chắn về những kế hoạch, dự định của bản thân. Nhưng kế hoạch tài chính có thể linh hoạt và thay đổi khi mục tiêu, mong muốn của bạn thay đổi. Những sự kiện lớn cần đưa vào kế hoạch khi ở tuổi đôi mươi là mua nhà, lập gia đình, nghỉ hưu…

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên stress hay cãi vã trong gia đình là vì tiền bạc. Khi không có tài chính, gia đình thiếu thốn, những suy nghĩ như làm sao để trả đủ tiền thuê nhà, làm sao thanh toán được hoá đơn…. sẽ bủa vây bạn. Những điều này gây nên sự stress rất lớn và mệt mỏi trong tinh thần, từ đó, gián tiếp gây nên sự cãi vã trong gia đình.

Nếu có một kế hoạch tài chính cá nhân cụ thể và chi tiết nhất, bạn có thể tránh được vấn đề này, thậm chí, sống thoải mái và hạnh phúc hơn.

2. Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân có lợi ích gì?

Lợi ích mà quản lý tài chính cá nhân mang lại cho bạn cụ thể như sau:

– Xây dựng nền tảng kinh tế gia đình vững chắc.

– Nắm bắt tốt các cơ hội đầu tư tài chính cũng như chủ động xử lý các rủi ro trong cuộc sống.

– Nguồn tài chính ổn định cho cuộc sống, không bị áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng.

– Dễ dàng đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp, tự do tài chính cá nhân.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết