Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và thảo luận
Thông tin 1. Năm 2020, thị trường dầu thô đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Do tác động kép của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến về giá giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, giá dầu thô Bơ-ren đã giảm từ gần 70 USD/thùng xuống dưới 20 USD/thùng từ tháng 01 đến tháng 4/2020. Sự sụt giảm đột biến về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ năm 2020 buộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác phải cắt giảm sản lượng ở mức kỉ lục 9,7 triệu thuòng/ngày, tương đương gần 10% nguồn cung toàn cầu. Giá dầu phục hồi trong tháng 12/2020 lên trên 50 USD/ thùng – mức đủ bù chi phí với hầu hết công ty. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự báo, sản xuất ngoài nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ tăng 500 000 thùng/ngày trong năm 2021 sau khi giảm 2,6 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
(Theo Tạp chí Con số và Sự kiện, ngày 09/8/2021)
Thông tin 2. Trong những năm qua, cơ cấu sản xuất một số loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thường xuyên biến động, mà nguyên nhân chính là do biến động giá cả. Sự tăng giá hồ tiêu giai đoạn 2010 — 2015 khiến nhiều hộ nông dân các tỉnh Bình Dương, Binh Phước, Đắk Lắk phá bỏ vườn cà phê, vườn điều để chuyên sang trông hồ tiêu. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh từ các nước khác có cùng thể mạnh trồng hồ tiêu làm thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, giá hồ tiêu giảm mạnh.
a) Giá cả thị trường dầu thô đã biến động như thế nào trong năm 2020?
b) Thông tin về giá cả thị trường đã tác động như thế nào tới các chủ thể kinh tế có liên quan?
c) Thông tin 2 cho em biết điều gì về biến động của giá cả hồ tiêu trong giai đoạn từ năm 2010 – 2019?
d) Em có nhận xét gì về phản ứng của các hộ nông dân khi giá cả sản phẩm biến động?
Lời giải:
a) Giá cả thị trường dầu thô đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Do tác động kép của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến về giá giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, giá dầu thô Bơ-ren đã giảm từ gần 70 USD/thùng xuống dưới 20 USD/thùng từ tháng 01 đến tháng 4/2020.
b) Thông tin về giá cả thị trường đã buộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác phải cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng ngày, tương đương gần 10% nguồn cung toàn cầu.
c) Thông tin 2 cho em biết biến động của giá cả hồ tiêu trong giai đoạn từ năm 2010 – 2019 là: giai đoạn 2010 – 2015 tăng giá, giá hồ tiêu giảm mạnh từ năm 2017 đến năm 2019.
* Một vài hình thái thị trường là gì?
Thị trường tự do
Đây là hình thái thị trường cho phép hoạt động một cách tự do, không bị can thiệp bởi chính phủ. Trong thị trường tự do này, người mua và người bán có thể thoải mái hoạt động, vậy nên tình trạng tranh giành diễn ra khiến giá cả ngày càng tăng cao, chèn ép người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cơ quan chính phủ vẫn có thể can thiệp khi mà thị trường này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh doanh.
Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa chính là nơi diễn ra mọi trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ mục đích sống hàng ngày.
Các sản phẩm ở thị trường hàng hóa cực kỳ phong phú, đa dạng từ thực phẩm, lương thực, nhiên vật liệu thậm chí là nguồn hàng hóa tài chính
* Đặc điểm của thị trường
Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền được định nghĩa là một thị trường gồm nhiều hãng sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhưng các hãng/công ty này chỉ có khả năng kiểm soát độc lập giá cả của họ.
Thị trường cạnh tranh độc quyền có 2 đặc trưng then chốt:
Có sự gia nhập và rút khỏi thị trường: Doanh nghiệp mới vào thị trường thường dễ dàng gia nhập và doanh nghiệp khi rời khỏi thị trường cũng dễ dàng khi sản phẩm của họ không có lãi.
Các doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách bán các sản phẩm phân biệt (ví dụ: cùng là viết mực nhưng có các hãng viết mực khác nhau). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao.
Độc quyền tập đoàn
Đây là thị trường mà trong đó chỉ 1 vài hãng/công ty, nhưng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm/dịch vụ.
Đặc điểm:
Việc gia nhập và rút khỏi thị trường có rào cản tương đối lớn.
Sự phụ thuộc giữa các hãng lẫn nhau là đặc điểm nổi bật nhất. Các hãng xây dựng chính sách, quy trình, giá cả đều chú ý đến đối thủ của mình. Chỉ cần một hãng thay đổi về 1 đặc điểm như giá cả/khuyến mãi, điều này tức khắc sẽ dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.
>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức