Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và thảo luận
Thông tin 1. Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) là chợ phiên Huổi Cuổi họp năm ngày một lần. Chợ có nhiều mặt hàng nông sản, công cụ sản xuất, sản phẩm may mặc và các mặt hàng mang đậm những nét văn hoá rất riêng của đông bảo dân tộc Thái. Đây là chợ phiên nằm gần trung tâm huyện Quỳnh Nhai nên người dân các xã lân cận thường đến đây ể mua bán, trao đổi hàng hoá. Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đã đến chợ, bày biện hàng hoá. Còn người đi chợ cũng đến từ rất sớm để tìm mua thực phẩm tươi ngon và những vật phẩm cần thiết cho gia đình.
(Theo Vietnan+/TTXVN)
Thông tin 2. Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020”, có đến 45% người dùng Internet với mục đích tìm kiếm thông tin mua hàng; tỉ lệ người dùng Intermet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm là 77% (năm 2019). Thông tin trong hình 1 cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sảng tham gia và yêu thích mua sắm trực tuyến.
(Theo Sách trắng Thương mại điện từ Việt Nam năm 2020, Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số, Bộ Công thương)
a) Em có nhận xét gì về vai trò của hoạt động trao đổi qua các thông tin trên?
b) Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán băng những hình thức nào?
Lời giải:
a) Hoạt động trao đổi trong thông tin trên giúp đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng, có vai trò kết nối sản xuất với người tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, điều kiện của bản thân.
b) Em có thể mua và bán hàng hóa thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể là:
– Mua/ bán trực tiếp tại các đại lí, siêu thị, chợ truyền thống…
– Mua/ bán gián tiếp thông qua các sàn thương mai điện tử trên Internet, như: Tiki, Shoppe, Lazada…
* Tại sao bạn cần thông tin?
Hiểu được thông tin là gì, vậy bạn đã biết vì sao thông tin lại quan trọng hay không? Trong xã hội ngày nay, nhu cầu tiếp cận và sẵn sàng thông tin là rất lớn và cấp thiết. Thông tin cần thiết cho các mục đích khác nhau như:
– Thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, hoạch định chính sách cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, người ra quyết định, nhà quản lý…
– Thông tin sẽ có tác động củng cố / chuyển hóa đối với con người khi tiếp nhận nó. Rất nhiều thay đổi có thể được nhận thức trong tâm trí / thái độ của con người đối với việc thu thập thông tin, vì nó làm tăng khả năng hiểu biết cá nhân cho người nhận.
– Thông tin tạo ra thông tin mới. Đây là kiến thức / thông tin hiện có giúp tạo ra thông tin mới, kiến thức mới, lý thuyết mới…
– Trên thực tế, các nhà khoa học và học giả tận dụng hoặc sử dụng thông tin để tạo ra một tài liệu khác, như báo cáo nghiên cứu, luận án / luận văn, sách, bài báo, bài báo hội thảo…
– Người dùng thuộc nhiều ngành nghề và công việc khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, học giả… thu nhận và áp dụng thông tin để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả và hiệu quả hơn, tức là ứng dụng thông tin cho các mục đích thực tế.
– Thông tin giúp quản lý tốt hơn về nhân lực, vật tư, sản xuất, tài chính, tiếp thị…
* Tiếp nhận thông tin là gì
Là sự tiếp nhận chủ động hoặc bị động các thông tin từ nhiều nguồn. Tiếp nhận là bước nền tảng, cơ bản và và quan trọng nhất trong việc xử lý thông tin.
Bước tiếp theo sau khi tiếp nhận là phân loại thông tin (TT). Chúng ta sẽ chia thông tin ra thành từng loại, từng vấn đề hay từng lĩnh vực khác nhau dựa theo những tiêu chí đã đặt ra.
Thông tin sau khi tiếp nhận sẽ được phân chia theo: Nội dung thông tin truyền đạt; hệ thống quản lý, hình thức được dùng để truyền đạt thông tin,…
>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức