Câu hỏi: Em hãy đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi
Lan, Mạnh và Hoàng tranh luận về việc tại sao Nhà nước phải thu thuế.
– Lan: Nhà nước phải thu thuế vì thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách để chi tiêu cho các công việc chung của đất nước như xây dựng trường học, bệnh viện, đường sá, trả lương công chức, đảm bảo an ninh, quốc phòng….
– Mạnh: Nhà nước sử dụng công cụ thuế để quản lí, điều hành kinh tế đất nước. Khi kinh tế tăng trưởng chậm, Nhà nước tiến hành miễn giảm hoặc gia hạn thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân nhằm phục hỏi và phát triển kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước còn đánh thuế vào những người có thu nhập cao, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp để thực hiện công bằng xã hội.
– Hoàng: Nhà nước thu thuế để chi tiêu cho các nhu cầu của Nhà nước, đồng thời trả lương và trợ cấp cho tất cả mọi người.
a) Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên?
b) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
Lời giải:
a) Em đồng tình với ý kiến của Lan và Mạnh, không đồng tình với ý kiến của Hoàng.
b) Theo em, Nhà nước phải thu thuế vì: thuế là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.
* Lịch sử ra đời, phát triển của thuế
Nhìn từ góc độ xã hội, thuế là khoản đóng góp, bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước.
Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Do đó, bản chất và công dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước. Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. Do thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. Ở một số nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương với ngân sách của chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương cũng được quyền đặt ra hoặc bãi bỏ một số loại thuế áp dụng ở địa phương trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.
* Tác dụng của thuế là gì?
Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong đời sống, cụ thể:
– Thuế được dùng để tăng thu nhập vào NSNN, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.
– Thuế được dùng để hỗ trợ việc cân bằng khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội vì người phải nộp nhiều loại thuế hơn hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức quy định chịu thuế của pháp luật.
– Việc đóng thuế giúp tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội của người dân, thúc đẩy nguồn nhân lực, hiệu suất làm việc tăng lên, đảm bảo công bằng xã hội,..
– Ngoài ra, việc nộp thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai xác nhận các khoản và nguồn thu nhập phải hợp pháp nên đảm bảo sự minh bạch, công bằng..
>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Thuế
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức