Câu trả lời chính xác nhất:
Mẫu:
Tọa đàm “Ngày Pháp luật” tư vấn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế.
Mở đầu:
– Giới thiệu khách mời tham gia buổi tọa đàm
– Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về thuế..
Nội dung chính:
– Các loại thuế hiện nay mà pháp luật quy định.
– Nêu các quy định của pháp luật về thuế.
+ Các quy định về đóng thuế cho từng đối tượng khác nhau.
+ Cách kê khai thuế theo đúng quy định.
+ Các quy định xử phạt các hành vi vi phạm.
– Nói rõ sự cần thiết của việc nộp thuế và hậu quả của việc không nộp thuế,
– Tuyên truyền nộp thuế.
Kết thúc:
– Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
– Kết luận buổi tọa đàm.
Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về thuế để mở rộng và củng cố kiến thức, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau đây.
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:
Thuế là gì? Là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…
Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.
Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
Ngoài ra, việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
* Pháp luật về thuế khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Về hoạt động đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh, nơi Doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, khắc dấu và công khai mẫu dấu trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bước tiếp theo doanh nghiệp cần tiến hành là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài, kê khai thuế ban đầu và đặt in hóa đơn (nếu doanh nghiệp có nhu cầu) theo quy định của pháp luật.
Về thuế môn bài:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức thuế phải nộp được quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế | Mức thuế phải nộp |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc đầu tư trên 10 tỷ | 3 triệu đồng/ 1 năm |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống | 2 triệu đồng/ 1 năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác | 1 triệu đồng/ 1 năm |
* Thuế thu nhập cá nhân
– Đối với cá nhân cư trú
Công thức tính thuế:
Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế TNCN với thu nhập từ thừa kế được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
– Đối với cá nhân không cư trú
Công thức tính thuế:
Theo Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế của cá nhân không cư trú là phần giá trị > 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
Cách xác định thu nhập tính thuế được tính như với cá nhân cư trú.
Mẫu: Tọa đàm “Ngày Pháp luật” tư vấn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế.
Mở đầu:
– Giới thiệu khách mời tham gia buổi tọa đàm
– Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về thuế..
Nội dung chính:
– Các loại thuế hiện nay mà pháp luật quy định.
– Nêu các quy định của pháp luật về thuế.
+ Các quy định về đóng thuế cho từng đối tượng khác nhau.
+ Cách kê khai thuế theo đúng quy định.
+ Các quy định xử phạt các hành vi vi phạm.
– Nói rõ sự cần thiết của việc nộp thuế và hậu quả của việc không nộp thuế,
– Tuyên truyền nộp thuế.
Kết thúc:
– Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
– Kết luận buổi tọa đàm.
——————————–
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua mẫu Xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm tư vấn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế và một số kiến thức về thuế. Chúc các bạn học tốt.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức