Câu trả lời chính xác nhất:
Mẫu:
Tọa đàm “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế địa phương”
A. Mở đầu:
– Giới thiệu khách mời.
– Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh ở địa phương, từ đó có điều chỉnh phương thức kinh doanh phù hợp.
B. Nội dung chính:
– Các loại hình sản xuất kinh doanh.
– Nhận định loại hình phù hợp tại địa phương.
– Cung cấp giải pháp kinh doanh cho người dân tại địa phương.
C. Kết thúc:
– Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
– Kết luận buổi tọa đàm.
Cùng THPT Trịnh Hoài Đức sẽ giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức qua bài mở rộng về sản xuất kinh doanh ngay sau đây!
Kinh doanh (tên tiếng Anh “Business“) là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất trong tiếng anh được gọi là Manufacturing. Đây là hoạt động chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế của con người, là quá trình tạo ra sản phẩm để sử dụng, mua bán và trao đổi trong thương thương mại. Hay bạn có thể hiểu đơn giản đây là quá trình biến đầu vào sản xuất thành các đầu ra (sản phẩm).
Kinh doanh sản xuất là khái niệm để chỉ hoạt động sản xuất ra của cải, vật chất, sản phẩm để phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán trên thị trường. Chủ sản xuất sẽ dùng vốn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhân lực để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
Ví dụ có các doanh nghiệp sản xuất như Toyota, Honda, Hyundai Thành Công, VinFast… Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng họ đã sản xuất lắp ráp cho ra đời các dòng xe ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
* Xét theo nguyên nhân phát sinh hay nội dung kinh tế của chi phí, có 8 yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh như sau: học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Chi phí nguyên vật liệu (trong doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ), hàng hoá mua vào (trong doanh nghiệp thương mại). Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu các doanh nghiệp thường xây dựng các định mức tiêu hao. kế toán trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí dụng cụ sản xuất kinh doanh. Cộng đồng xuất nhập khẩu
Chi phí khấu hao tài sản cố định hay chi phí hao mòn tài sản cố định.
Chi phí nhân công: gồm tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương như phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế do doanh nghiệp chịu.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bên ngoài về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại, uỷ thác xuất nhập khẩu, bảo hiểm…
Chi phí tiếp thị như quảng cáo, khuyến mại…
Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vì đây là những khoản lấy từ lợi nhuận.
Chi phí khác như lãi vay, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí…
* Xét theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, dựa vào mục đích và công dụng của chi phí người ta chia chi phí sản xuất thành 5 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp
Là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung
Là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất ngoài chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí bán hàng
Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đảm bảo thực hiện đơn đặt hàng và giao sản phẩm đến khách hàng, loại chi phí này bao gồm: chi phí quảng cáo giao dịch, hoa hồng bán hàng, lương nhân viên bán hàng, các chi phí gắn với kho cất thành phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bao gồm chi phí hành chính tổ chức văn phòng mà không thể xếp vào quá trình sản xuất như chi phí bồi thường hành thất, kế toán tổng hợp, quản lý toàn xí nghiệp.
Mẫu:
Tọa đàm “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế địa phương”
A. Mở đầu:
– Giới thiệu khách mời.
– Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh ở địa phương, từ đó có điều chỉnh phương thức kinh doanh phù hợp.
B. Nội dung chính:
– Các loại hình sản xuất kinh doanh.
– Nhận định loại hình phù hợp tại địa phương.
– Cung cấp giải pháp kinh doanh cho người dân tại địa phương.
C. Kết thúc:
– Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
– Kết luận buổi tọa đàm.
——————————–
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn mẫu kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ để “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương” và một số kiến thức liên quan tới sản xuất kinh doanh. Chúc các bạn vận dụng tốt để đạt được kết quả cao.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức